Bệnh vảy nến vẫn chưa điều trị khỏi hoàn toàn nhưng nếu người bệnh tuân thủ pháp đồ điều trị và thực hiện tốt những lời khuyên sau đây thì vẫn có thể kiểm soát tốt được căn bệnh của mình:
Bệnh vẩy nến chiếm 5% dân số châu Á, xấp xỉ 10% tổng số các bệnh nhân đến khám ở các phòng khám da liễu.Bệnh lành tính, thường không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến thẩm mĩ, tâm lí và những hệ lụy của nó. Nam gặp nhiều hơn nữ, người lớn nhiều hơn trẻ em. Bệnh phát thành từng đợt, có khi tăng giảm theo mùa
Hồng ban giới hạn rõ rệt, có vẩy trắng như nến, có thể gây ra thành từng lớp như mica, có khi nổi dát đỏ như gọt nước, có khi to, tròn hoặc bầu dục, đường kính 2,5cm, có khi thành mảng rộng do nhiều dát kết hợp lại.
Vị trí đặc hiệu: Vùng da bị tỳ, cọ nhiều như khuỷ tay, đầu gối, mông, xương cùng, vùng mấu chuyển lớn.
Lúc đầu từng lớp vẩy bong ra như nến rồi đến màng bong là một màng rất mỏng. Khi màng đó đã được nạo đi sẽ thấy rướm máu lấm tấm, có lẫn cả tiết dịch trong giống như những giọt sương li ti, vì vậy còn được gọi là hiện tượng sương máu (phénomène de la rosée sanglante), có giá trị rất lớn để chẩn đoán.
Có trường hợp vẩy nến khu trú ở da đầu, ăn xuống rìa tóc hoặc ở lòng bàn tay, bàn chân, có khi lan ra toàn thân. Móng tay chân có thề dày, sần sùi, móng có vạch ngang, dễ gãy dưới móng có chứa bột trắng.
Nhiều trường hợp vảy nến nổi ngay trên các vết sẹo, vết sượt da, vết mổ, vết tiêm. Bệnh gây ngứa ít nhiều tuỳ từng theo từng người, tiến triển từng đợt, lúc ổn định, lúc vượng, có lúc tự nhiên khỏi. Thường hay tái phát theo mùa, có người nặng về mùa hè, có người nặng về mùa đông. Bệnh lâu ngày tính chất mùa không còn rõ rệt. Một số ít phụ nữ lúc mang thai bệnh nhẹ hoặc hết, sau sanh, da lại bị tổn thương hoặc nặng hơn.
1. Thể đỏ da: do bệnh phát triển, da toàn thân đỏ, sưng, tróc vảy, kèm phát sốt, các khớp đau, lòng bàn chân sừng hoá, móng dày lên và rụng.
2. Thể khớp: thường vảy nến tăng lan đến các khớp lớn nhỏ như khớp ngón, khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, nhẹ là khớp sưng, nặng thì dịch bao khớp xương huỷ hoại, khớp dị dạng.
3. Thể mụn mủ: tế bào gai bị tổn thương rõ, trên tổn thương vảy nến mọc lên những mụn mủ không có vi khuẩn, gặp nhiều ở người lớn tuổi.
Những người đã mắc bệnh vảy nến nên thực hiện những lời khuyên sau đây để điều trị vảy nến và phòng tránh căn bênh vảy nến hiệu quả:
1. Giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ tránh các lo âu phiền muộn, không thức khuya.Tinh thần thoải mái tránh lo âu để phòng tránh bệnh vảy nến
2. Tránh dùng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá, các loại thức ăn chứa nhiều đường nhiều chất béo.
3. Nên thường xuyên đi khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tránh dùng các thuốc ức chế miễn dịch hệ thống để điều trị bệnh vì có thể làm bệnh nặng hơn. Tránh các vết thương trầy xước ngoài da. Tránh dùng các thuốc ức chế miễn dịch hệ thống để điều trị bệnh vì có thể làm bệnh nặng hơn
4. Trường hợp bệnh tiến triển nặng cần nhập viện để được điều trị tích cực nhằm phòng chống các biến chứng ở khớp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét