Tìm kiếm Blog này

TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN KHÍCH THÍCH VẨY NẾN

Triệu chứng của bệnh vảy nến thay đổi tùy theo loại bệnh bạn mắc. Một số triệu chứng thông thường của bệnh vẩy nến mảng – dạng phổ biến nhất của bệnh, bao gồm:


Vẩy nến ở chân
. Những vùng màu đỏ, da tấy đỏ, thường xuyên bị bao bởi những vảy xốp, màu bạc. Những mảng này có thể gây ngứa và đau, đôi khi bị nứt và chảy máu. Trong những trường hơp nghiêm trọng, vùng da bị kích thích sẽ phát triển và nhập vào vùng khác, bao phủ một vùng lớn.

. Sự rối loạn ở móng tay và móng chân, bao gồm sự đổi màu và các vết lõm trong móng. Móng cũng có thể bắt đầu bị vỡ và tách ra khỏi nền móng.

. Vùng da đầu có vảy da hoặc vảy cứng.

. Những vùng nhỏ bị chảy máu khi da bị trầy xước.

. Bệnh vảy nến cũng có thể liên hệ với bệnh viêm khớp vảy nến, dẫn đến những cơn đau và sưng tấy ở khớp. Tổ chức nghiên cứu bệnh vảy nến quốc gia ước đoán khoảng 10-30% người mắc bệnh vảy nến cũng sẽ mắc bệnh viêm khớp vảy nến.

Cho những triệu chứng hiếm gặp hơn của bệnh vảy nến, hãy xem bài tổng quát sau:

Nguyên nhân làm bệnh vảy nến tái phát?

Trong khi những nguyên nhân tiềm tàng của bệnh vảy nến bắt nguồn từ hệ miễn dịch của cơ thể, những tác nhân kích thích nhất định có thể làm cho bệnh nặng hơn và tái phát. Bao gồm:

. Thời tiết khô và lạnh. Thời tiết như thế có thể làm da bạn bị khô, làm cơ hội cho bệnh tái phát cao hơn. Ngược lại, thời tiết nóng, nhiều nắng có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh ở đa số người.

. Căng thẳng. Mắc bệnh vảy nến có thể tự gây ra căng thẳng và bệnh nhân thường báo cáo rằng các triệu chứng của bệnh bộc phát đặc biệt trong suốt thời gian căng thẳng đó.

. Một số loại dược phẩm. Những loại thuốc nào đó, như là lithium (một cách điều trị phổ biến cho rối loạn lưỡng cực), thuốc sốt rét, và một vài loại thuốc beta-blocker (dùng để trị chứng cao huyết áp, bệnh tim, và một số chứng loạn nhịp tim) có thể làm bệnh vảy nến bộc phát.

. Nhiễm trùng hay bệnh. Những loại bệnh nhiễm trùng nào đó, như viêm họng hay viêm amiđan có thể gây bệnh vảy nến giọt (guttate psoriasis) và những loại bệnh khác. Bệnh vảy nến có thể nặng thêm ở những người mắc bệnh HIV.

. Tổn thương da. Ở một số người mắc bệnh vảy nến, tổn thương da – bao gồm đứt, bầm tím, bỏng, u bướu, tiêm chủng, vết xăm và những loại khác – có thể làm cho bệnh vảy nến bộc phát ở nơi bị tổn thương. Tình trạng này được gọi là “hiện tượng Koeboner”.

. Chất có cồn. Sử dụng chất có cồn có thể gia tăng nguy cơ tái phát bệnh, chí ít là ở đàn ông.

. Hút thuốc. Một số chuyên gia cho rằng hút thuốc có thể làm bệnh vảy nến nặng thêm.

VẨY NẾN - KHÓ ĐIỀU TRỊ DỄ TÁI PHÁT

Mắc bệnh tự miễn là nỗi “kinh hãi” của nhiều người, bởi khó điều trị, dễ tái phát, bệnh cứ tiến triển âm thầm và ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong đó, Lupus ban đỏ và vẩy nến là hai trong số các bệnh tự miễn hệ thống điển hình nhất. Tuy nhiên, theo các chuyên gia da liễu, bệnh này có thể phòng ngừa.


Bệnh vẩy nến

Khi mắc lupus ban đỏ, triệu chứng là nổi ban hình cánh bướm ở mặt, sốt, đau nhức các khớp, viêm da, viêm mao mạch, loét miệng, viêm thận, rụng tóc; Bệnh gây hậu quả nguy hiểm như tràn dịch màng tim, co giật, thiếu máu. Theo PGS.TS Phan Quang Đoàn, nguyên Trưởng bộ môn Dị ứng, Đại học Y Hà Nội, bệnh lupus ban đỏ hệ thống có yếu tố di truyền, gia đình, môi trường, bệnh thường gặp ở nữ và mắc dai dẳng. Tỷ lệ mắc trong dân không nhiều nhưng khi đến bệnh viện thường đã nặng.Bệnh tự miễn là tình trạng hệ miễn dịch sản sinh ra kháng thể tự sinh và tấn công vào các tế bào của chính cơ thể mình. Bệnh gây tử vong đứng hàng thứ 3, chỉ sau các bệnh tim mạch và ung thư. Đây là bệnh rất phức tạp, mang tính chất hệ thống, ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm các bệnh như lupus ban đỏ, vảy nến, đa xơ cứng,...

Cũng thuộc nhóm bệnh tự miễn, vẩy nến thường mắc ở người độ tuổi 18-40. Triệu chứng là da xuất hiện vảy màu trắng đục như nến, sâu dưới vảy có màu hồng, gây ngứa, thương tổn vùng da đầu, khuỷu tay, đầu gối, bụng. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể biến chứng thành vảy nến ung thư hóa, đỏ da toàn thân, viêm đa khớp, vảy nến mụn mủ, bệnh nhân có tâm lý tự ti, trầm cảm, cô lập… gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống.

Theo PGS.TS Nguyễn Nhược Kim, Trưởng Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Hà Nội, với bệnh vảy nến và lupus ban đỏ, có thể áp dụng điều trị hỗ trợ theo y học cổ truyền. Cụ thể, dùng sản phẩm Kim Miễn Khang có tác dụng tốt với phòng ngừa và hỗ trợ điều trị. Sản phẩm gồm các vị: Nhũ hương, Hoàng bá giúp giảm viêm mạnh; Sói rừng, Nhàu giúp điều hòa miễn dịch, chống tự miễn; Bạch thược giúp giảm co thắt, Thổ phục linh giúp giải độc; L-carnitine giúp tăng cường năng lượng tế bào và hệ miễn dịch, chống thoái hóa, đồng thời tăng khả năng nhận diện của tế bào miễn dịch.

TOÀN THÂN MỌC VẨY SAU 1 ĐÊM THỨC TRẮNG

Chỉ một đêm thức trắng vì lo nghĩ khi phát hiện mình mắc bệnh vẩy nến, toàn thân chị M. (45 tuổi, Quảng Ninh) bị đóng trạt những mảng đỏ, mắt mũi sưng húp, các móng tay bị ăn khuyết dần và thay thế vào đó là các chất bột vụn đội bờ lên.


Vẩy nến ở đầu
Da bong như cạo vào thân cây nến

Chỉ một đêm thức trắng vì lo nghĩ khi phát hiện mình mắc bệnh vẩy nến, toàn thân chị M. (45 tuổi, Quảng Ninh) bị đóng trạt những mảng đỏ, mắt mũi sưng húp, các móng tay bị ăn khuyết dần và thay thế vào đó là các chất bột vụn đội bờ lên. Đến bệnh viện cấp cứu, các bác sĩ cho biết, những căng thẳng, stress đã khiến bệnh chị tái phát và đột ngột nặng lên.

Trao đổi với bác sĩ Nguyễn Thành, Trưởng khoa khám bệnh, Viện Da liễu TƯ, ông cho biết, bệnh vẩy nến là bệnh đỏ da có vẩy, cạo vào da bong như cạo vào thân cây nến. Đây là bệnh mãn tính, rất khó chữa.

Bệnh thường phát đầu tiên trên da đầu, bong vẩy, khô và người ta tưởng bị á sừng. Sau đó bệnh lan xuống người, xuống thân và thường hay tập trung ở vùng tì, đè như 2 đầu gối, 2 cùi tay, vùng hông… Nặng hơn nữa có thể vào móng, vào khớp, thường là các móng tay dầy lên.

Bệnh thường tập trung ở lứa tuổi trung niên, thanh niên, tùy theo cơ địa của từng bệnh nhân, có bệnh nhân thiên về mùa hè, có người thiên về mùa đông.

Theo bác sĩ Nguyễn Thành, bệnh vẩy nến có một đặc điểm là bệnh không ảnh hưởng đến sức khỏe, không lây lan cho ai. Bệnh chỉ làm cho bệnh nhân xấu đi và làm cho người mắc bệnh rất mặc cảm với cuộc sống. Sựtự ti, tâm lý quá u sầu về bệnh, quá lo nghĩ về bệnh sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng. Càng stress bệnh càng nặng.

Còn theo PGS. TS Nguyễn Nhược Kim, Viện YHCT TƯ, trong y học cổ truyền, bệnh vẩy nến được gọi là tùng bì tiễn. Bệnh phát sinh do yếu tố gây bệnh bên trong, được gọi là thất tình, tức là tất cả sự thay đổi, các căng thẳng về mặt tâm lý gây nên.

Thất tình gồm 7 loại tình chí của con người: Vui, buồn, giận, lo, nghĩ, sợ, kinh khủng. Khi những trạng thái đó thay đổi, có thể làm phát sinh và phát triển ra bệnh. Về điều này, trên lâm sàng người ta thấy rất rõ, những căng thẳng tinh thần càng cho thấy bệnh dễ xuất hiện và xuất hiện nặng hơn.

Ngoài ra, những tác động bên ngoài như thay đổi thời tiết, mà trong YHCT gọi là các tà khí từ bên ngoài xâm hại vào cơ thể và nó chia làm 6 lạo tà khí: phong (gió), hàn (lạnh), thử (nắng), thấp (độ ẩm), táo (độ khô), hỏa (nóng). Sự thay đổi của các thời tiết thất thường là yếu tố thuận lợi làm cho bệnh phát sinh và phát triển.

Tắm lá xà cừ, lá lim sẽ khiến vẩy nến phát tác

Cũng theo bác sĩ Nguyễn Thành, một điều nữa khiến cho bệnh nặng lên là do quan niệm của người Việt Nam: có bệnh vái tứ phương và vái không đúng chỗ khiến bệnh tái phát.

Bác sĩ Thành cho hay, bệnh viện thường xuyên tiếp nhận những trường hợp bị biến chứng nặng do tự ý sử dụng thuốc đông y hay thuốc không rõ nguồn gốc, đặc biệt là dùng thuốc có coticoid (dạng tiêm, đào thải chậm) để chữa bệnh vẩy nến.

“Tiêm thuốc này vào bệnh nhân có thể sau một tháng bệnh hết ngay, gần như người bình thường, nhưng sau 3 tháng, có thể gây bệnh trở lại rất nặng là đỏ da toàn thân do vẩy nến. Do đó mà bệnh nhân thường không biết, thấy như thế tưởng khỏi rồi, nhưng thực ra bệnh này không bao giờ khỏi, kể cả lúc khỏi rồi coi như mầm bệnh nó vẫn còn ở trong người, do đó nó phát lại bất cứ lúc nào.

Bên cạnh đó, một số thầy lang lợi dụng vào coticoid, người ta sẽ cho thuốc cho bệnh nhân trộn với coticoid đường uống, làm cho bệnh giảm rất nhanh nhưng tái phát cũng rất nặng.

Một số bệnh nhân còn bôi, dùng các thuốc kích thích quá mạnh như muốn bong vẩy người ta đi tắm nước xà cừ, lá lim... làm cho phản ứng tại chỗ và bệnh sẽ nặng thêm”. Bác sĩ Thành nói.

TÌM HIỂU THÊM VỀ BỆNH VẨY NẾN

Bệnh vẩy nến (Psoriasis) được biết đến từ thời thượng cổ và là một trong những bệnh da rất hay gặp ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới.


Bệnh vẩy nến

Theo thống kê, tỷ lệ bệnh vẩy nến khác nhau tùy từng vùng, từng châu lục, song nó dao động trong khoảng 1-3% dân số. Mặc dù đã được nghiên cứu từ lâu, song cho đến nay nguyên nhân và sinh bệnh học của bệnh vảy nến vẫn còn nhiều điều chưa sáng tỏ. Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch và yếu tố di truyền. Ngoài ra một số yếu tố có ảnh hưởng, kích thích và làm bệnh tiến triển nặng thêm cũng được đề cập. Đó là các yếu tố: Stress, nghiện bia, rượu, thuốc lá, nhiễm trùng, rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa, khí hậu, môi trường…

Một điều khẳng định chắc chắn là bệnh vẩy nến không phải là bệnh lây nhiễm như bao người nhầm tưởng.

Biểu hiện của bệnh vẩy nến là gì?

- Thương tổn da: Hay gặp và điển hình nhất là các dát đỏ có vẩy trắng phủ trên bề mặt, vẩy dày, có nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong và giống như giọt nến (Vì vậy có tên gọi là “Vẩy nến”). Kích thước thương tổn to nhỏ khác nhau với đường kính từ 1- 20cm hoặc lớn hơn.

Vị trí điển hình nhất của các dát đỏ có vẩy là vùng tì đè, hay cọ xát như: khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cùng, mông. Tuy nhiên sau một thời gian tiến triển các thương tổn có thể lan ra toàn thân.

- Thương tổn móng: Có khoảng 30% - 40% bệnh nhân vẩy nến bị tổn thương móng tay, móng chân. Các móng ngả màu vàng đục, có các chấm lỗ rỗ trên bề mặt. Có thể móng dày, dễ mủn hoặc mất cả móng.

- Thương tổn khớp: Tỷ lệ khớp bị thương tổn trong vẩy nến tùy từng thể. Thể nhẹ, thương tổn da khu trú, chỉ có khoảng 2% bệnh nhân có biểu hiện khớp. Trong khi đó ở thể nặng, dai dẳng có đến 20% bệnh nhân có thương tổn khớp. Biểu hiện hay gặp nhất là viêm khớp mạn tính, biến dạng khớp, cứng khớp, lệch khớp, bệnh nhân cử động đi lại rất khó khăn… Một số bệnh nhân thương tổn da rất ít nhưng biểu hiện ở khớp rất nặng, đặc biệt là khớp gối và cột sống.

Vẩy nến có bao nhiêu thể?

Tùy theo tính chất, đặc điểm lâm sàng, người ta chia vẩy nến làm 2 thể chính: Thể thông thường và thể đặc biệt.

Trong thể thông thường, dựa vào kích thước, vị trí của thương tổn da, người ta phân làm các thể như: Thể giọt, thể đồng tiền, thể mảng, vẩy nến ở đầu, vẩy nến đảo ngược, …

Thể đặc biệt ít gặp hơn nhưng nặng và khó điều trị hơn. Đó là các thể: Vẩy nến thể mủ, vẩy nến thể móng khớp, vẩy nến thể đỏ da toàn thân.

Bệnh tiến triển trong bao lâu?

Bệnh vẩy nến tiến triển lâu dài, nhiều đợt. Có khi sau một thời gian điều trị, bệnh ổn định, nhưng nếu không duy trì chế độ điều trị, sinh hoạt, làm việc hợp lý thì các thương tổn lại tái phát.

Điều trị bệnh vẩy nến như thế nào ?

Cho đến nay chưa có một phương pháp nào đặc hiệu để điều trị khỏi hoàn toàn bệnh vẩy nến. Tuy nhiên trong những năm gần đây nhiều thuốc mới đã được áp dụng để điều trị toàn thân và tại chỗ có tác dụng rất tốt, bệnh ổn định lâu dài.

Điều trị tại chỗ: Bôi các thuốc sau đây:

+ Mỡ Salicylé 2%, 3%, 5% có tác dụng bong vẩy, bạt sừng.

+ Mỡ Corticoid : Eumovate, Diprosalic, … có tác dụng chống viêm rất tốt, thương tổn mất rất nhanh. Tuy nhiên không nên lạm dụng bôi nhiều và dài ngày vì sẽ gây biến chứng làm bệnh nặng thêm.

+ Mỡ có Vitamin A axit như: Differin, Isotrex, Erylick...: Có tác dụng bình thường hóa quá trình sừng hóa của da.

Biều hiện ở bệnh nhân vẩy nến

Điều trị toàn thân:

Có thể dùng các thuốc sau đây:

+ Vitamin A axit: Soritane, Tigasone...

+ Methotrexate.

+ Cyclosporin...

Các thuốc này có tác dụng rất tốt, nhưng có nhiều tác dụng phụ như có thể gây quái thai, hạ bạch cầu, rối loạn chức năng gan, thận, ... Vì vậy cần được chỉ định đúng và theo dõi nghiêm ngặt trong quá trình điều trị.

- Corticoid và bệnh vẩy nến: Các Corticoid dùng đường uống (Prednisolone, Medrol...) hoặc tiêm tĩnh mạch (Methylprednisolone) đều có tác dụng tốt, nhanh. Nhưng chỉ nên áp dụng cho một số trường hợp đặc biệt trong một thời gian ngắn và phải được chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu lạm dụng dùng liều cao kéo dài bệnh sẽ tái phát nặng và có thể gây nhiều biến chứng trầm trọng.

Trị liệu bằng ánh sáng (Phototherapy)

Có thể phối hợp các phương pháp trên với chiếu tia cực tím có bước sóng khác nhau (UVA, UVB) cũng có kết quả rất tốt và kéo dài thời gian ổn định bệnh.

Đặc biệt hiện nay phương pháp PUVA (Psoralene Ultraviolet A) đang được áp dụng để điều trị bệnh vẩy nến các thể khác nhau và có kết quả rất khả quan.

Phương pháp sinh học (Biotherapy)

Trong những năm gần đây người ta đã tổng hợp được nhiều chất sinh học có tác dụng tốt trong điều trị bệnh vẩy nến như: Efanecept, Alefacept, Efalizumab,... Nhiều nước như Mỹ, Anh, Pháp, Úc... đã áp dụng phương pháp này và đạt kết quả tốt. Tuy nhiên phương pháp này vừa đắt tiền vừa có một số tác dụng phụ nên chưa được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam.

Tư vấn:

Một điều vô cùng quan trọng là trong quá trình điều trị cần phải tư vấn cho bệnh nhân. Vì tiến triển của bệnh vẩy nến thất thường, dai dẳng nên cần khuyên bệnh nhân không được lơ là, tự động bỏ thuốc khi thấy thương tổn đã giảm. Hướng dẫn bệnh nhân tuân thủ chế độ điều trị theo từng giai đoạn bệnh, đồng thời phải hạn chế bia, rượu, thuốc lá, tránh các stress và điều trị triệt để các bệnh mạn tính khác nếu có. Có như vậy mới tránh được các biến chứng và bệnh sẽ ổn định lâu dài.

NGHIÊN CỨU TÌM HIỂU LIỆU PHÁP UVB CHO BỆNH VẨY NẾN

Tia cực tím là một phương pháp điều trị đã được chứng minh đang được nghiên cứu cho bệnh vảy nến, một trong những căn bệnh lâu đời nhất của con người.


Bệnh vẩy nến

Ánh nắng cũng có thể tấn công trở lại sự rối loạn tự miễn mãn tính của da. Nhưng việc giải thích những hiệu quả trị liệu của ánh sáng là rất khó khăn. “Chúng ta đều biết rằng nó có hiệu quả, nhưng chúng ta lại không thể biết được tại sao”, theo lời của Michelle Lowes, giáo sư nghiên cứu lâm sàng trong Phòng thí nghiệm nghiên cứu về da liễu tại Đại học Rockefeller. “Liệu nó có tập trung vào những con đường mà chúng ta cho là đóng vai trò quan trọng trong tiến trình bệnh hay không?”

Một phương thức thử nghiệm dưới lâm sàng mới tại Trung tâm ứng dụng khoa học và lâm sàng tại Bệnh viện Đại học Rockefeller sẽ đưa ra ánh sáng những hy vọng cho các phát hiện mới của bệnh. Các nhà nghiên cứu, bao gồm Lowes và bác sĩ điều dưỡng tại Trung tâm nghiên cứu lâm sàng Patricia Gilleaudeau, đã thu nhận những người đầu tiên trong số 20 bệnh nhân sẽ tham gia vào một chương trình gồm đến khám tại bệnh viện 3 lần một tuần trong bốn tháng để được điều trị bằng liệu pháp tia cực tím B phổ hẹp (UVB). Những bệnh nhân này sẽ cung cấp các mẫu da và máu khi phương pháp điều trị tiến hành, cung cấp cho các nhà khoa học khả năng nghiên cứu những gì xảy ra ở mức độ phân tử khi da bắt đầu được cải thiện.

Liệu pháp UVB được biết đến giết chết các tế bào T, vốn chịu trách nhiệm một phần cho chứng viêm gây ra bệnh. Trong nhiều năm, Lowes đã thống kê một cách hệ thống các dạng tế bào và những protein liên quan đến bệnh. Bà cũng đặc biệt chú ý vào việc liệu UVB có tập trung vào con đường liên quan đến hai loại protein trong hệ thống miễn dịch được gọi là các cytokine, mà bà tin là có thể phá vỡ một số loại tế bào T và nhóm các tế bào que điều tiết miễn dịch chuyên biệt khác. “Nếu có thể xác định cơ chế hoạt động, chúng ta có thể sẽ có những đích trị liệu mới giàu tiềm năng cho bệnh vảy nến và những bệnh khác”, theo phát biểu của Lowes, người được nhận giải thưởng Doris Duke Charitable Foundation Clinical Scientist Development 2008, tham gia hỗ trợ cho nghiên cứu này.

Các bác sĩ thường sử dụng liệu pháp UVB nếu phương pháp điều trị tiêu chuẩn bằng thuốc mỡ thất bại, và nếu bệnh nhân nên tránh một chế độ điều trị làm suy giảm hệ thống miễn dịch đã được phát triển gần đây. Những bệnh nhân được điều trị với những chùm tia UVB ngắn, đứng bên trong một khoang thẳng đứng mà vị trí của họ thẳng với những tia sáng fluorescent. Thời gian chiếu giảm dần theo thời gian điều trị.

Thêm vào đó, để cung cấp thêm việc điều trị tự do cho những người tham gia nghiên cứu, Gilleaudeau đã tư vấn cho các bệnh nhân, gia đình của họ và hướng dẫn họ tới những nguồn cung cấp thiết bị mà họ cần cho việc điều trị tại nhà. “Chúng tôi cố gắng giúp họ tiếp tục điều trị sau khi họ ngừng điều trị tại bệnh viện bất cứ khi nào chúng tôi có thể”, theo lời của Gilleaudeau, đại diện Bệnh viện Đại học Rockefeller cho cuộc đi bộ quốc gia vận động cho bệnh vảy nến vào ngày 3 tháng 5 tại Công viên New York Botanical Garden. “Chúng tôi muốn giúp đỡ”.

Lowes hy vọng rằng sẽ sớm thu được những kết quả đầu tiên trong vòng khoảng một năm. “Chúng tôi rất phấn khích về việc nghiên cứu liệu pháp được sử dụng phổ biến này cho bệnh vảy nến cùng với những phương pháp hiện đại, và hy vọng rằng điều này sẽ dẫn đến cho việc hiểu biết rõ ràng hơn chứng bệnh da liễu phổ biến và phức tạp này”, bà kết luận.

NHỮNG MỐI NGUY TỪ BỆNH VẨY NẾN


Những ai mắc bệnh vẩy nến dễ có nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong cao. Theo healthday.com, các nhà khoa học thuộc Đại học Miami (Mỹ) đã khẳng định điều này sau khi khảo sát ở hơn 5.700 người, trong đó có 3.236 người mắc bệnh vẩy nến và 2.500 người không bị bệnh.


Ảnh minh họa: Bệnh vẩy nến

Các chuyên gia nhận thấy ở bệnh nhân vẩy nến, nguy cơ mắc bệnh tim tăng 78%, nguy cơ bị đột quỵ tăng 70%, bị chứng xơ vữa động mạch tăng hơn 50% và nguy cơ tử vong vì các nguyên nhân trên tăng 86%. Các nhà khoa học cho rằng phát hiện trên nhằm giúp những ai bị vẩy nến hiểu rõ hơn các nguy cơ tiềm tàng từ bệnh tình của mình, để từ đó có cách điều trị bệnh thích hợp.

RƯỢU LÀM BỆNH VẨY NẾN NẶNG HƠN

Kết quả nghiên cứu của Trường CĐ Y tế Quảng Đông ở Trạm Giang Trung Quốc cho thấy việc thường xuyên uống rượu với liều lượng cao sẽ làm gia tăng nguy cơ phát triển bệnh vẩy nến.
>>> Địa chỉ tin cậy cho người bệnh vẩy nến
Ảnh minh họa
Vẩy nến là do rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì. Cho đến nay vẫn chưa khẳng định rõ ràng nguyên nhân. Nhưng người ta biết chắc chắn năm yếu tố là di truyền, nhiễm khuẩn, stress, do thuốc uống và do gãi, chà xát.

Nhóm nghiên cứu đã tổng hợp kết quả của 15 nghiên cứu liên quan đến bệnh nhân vẩy nến và phát hiện ra rằng việc uống nhiều cồn làm tăng nguy cơ phát triển vẩy nến so với người kiêng rượu là 53%. Rượu khiến cho bệnh nặng thêm và tương kỵ với các thuốc điều trị loại bệnh này.

Do đó những bệnh nhân bị vảy nến nên kiêng kị và không sử dụng những đồ uống chứa cồn và các đồ uống có tính kích thích khác.

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CẦN THIẾT CHO BỆNH NHÂN BỊ VẨY NẾN



Ưu tiên:
- Uống nhiều nước: nên uống gấp 2 – 3 lần bình thường.

>>> Thuốc tốt nhất cho người bệnh vẩy nến

Ảnh minh họa

- Nên ăn các đồ ăn chưa qua chế biến kỹ (nguyên hạt ngũ cốc nguyên hạt, gạo nâu (gạo lức), và lúa mỳ). Giảm ăn các loại như lúa mỳ trắng, gạo trắng và các sản phẩm thực phẩm đã qua tinh chế mất đi vitamin B.

- Cá biển: loại có nhiều 3-Omega như cá hồi, cá thu, cá saba

- Rau quả: các loại quả có nhiều beta-carotin như: trái bơ, cà rốt, xoài để bảo vệ cấu trúc mong manh của da. Ăn nhiều rau xanh. Ăn càng nhiều lá xanh càng tốt, đặc biệt là cải xoăn. Ăn các rau quả sạch, không chứa thuốc trừ sâu.

- Mè đen: vừa chứa dầu béo có cấu cần thiết không chỉ cho da mà cho sức đề kháng.

- Bông cải xanh: để bổ sung acid folic là tác nhân sinh học giữ vai trò quan trọng trong tiến trình tổng hợp kháng thể. Chất này lại rất dễ thiếu trong bệnh vảy nến.

- Nghêu sò: nhằm cung ứng kẽm, khoáng tố tối tránh hải sản vì sợ đó là các món ăn vào thêm ngứa. Quan điểm đó chỉ đúng nếu người bệnh dị ứng với hải sản nào đó.

Hạn chế:
- Thịt: vì chứa nhiều arachidon là chất xúc tác cho phản ứng viêm tấy.

Nên lấy nguồn cung cấp protein cho cơ thể từ cá, ngũ cốc chưa qua chế biến (đậu xanh nguyên vỏ, gạo lức…)

- Sữa. Giảm hoặc loại trừ các sản phẩm sữa, pho mai, kem và sữa chua trong chế độ ăn uống của bạn. Sữa góp phần tạo chất nhờn và làm trầm trọng thêm một số bệnh tự miễn.

- Rượu bia: vì độ cồn là đòn bẩy cho phản ứng thoái biến các loại chất đạm có tác dụng sinh dị ứng. Hơn nữa, tiến trình giải độc rượu của gan bị trì trệ rất nhiều ở người có cơ địa vảy nến.

- Đường: Giảm lượng đường trắng đã qua tinh chế cũng như frutose, đường từ ngô, mật ong và các chất làm ngọt khác. Hạn chế nước hoa quả ngọt và các loại hoa quả chứa nhiều đường.

- Tránh những thức ăn có men (yeast), các loại nước ngọt, trà đậm, cà phê thuốc lá, không ăn các chất cay nóng, mỡ heo, hạn chế ăn các loại chiên xào, các chất kích thích như ớt, tiêu…

- Tránh dùng những đồ nướng, rán: thịt, đậu, cá nướng rán vì có nhiều gốc tự do có thể làm tái phát bệnh vẩy nến.

HỎI ĐÁP VỀ BỆNH VẨY NẾN


Thưa bác sĩ, Hiện tại tôi bị ngứa và chóc vẩy ở đầu móng tay,đầu đi khám bs nói đó là bệnh vẩy nến. Cho tôi hỏi đó có phải không? Xin hỏi nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị. Nên dùng kiên những thức ăn và uống gì? Chân thành cảm ơn.
(ĐỒNG QUỐC DUY)


Triệu chứng của bệnh vẩy nến

Trả lời: 

Bệnh vẩy nến là do sự rối loạn điều tiết tạo nên một màng ngăn bám chặt trên da. Màng bám này sản sinh tế bào nhanh gấp 10 lần so với bình thường rồi chết. Nhưng thay vì mất đi như tế bào chết bình thường thì nó nổi lên thành từng vẩy trắng.

Chúng thường xuất hiện ở đầu gối, khuỷu tay, da đầu nhưng đôi khi cả ở thân thể, gan bàn tay, bàn chân và các ngón chân.

Triệu chứng của bệnh vẩy nến bao gồm:

- Các tế bào da chết dày lên, những nốt vẩy da gây ngứa, các vẩy như vẩy cá trên da ngày càng phát triển. Sâu dưới vẩy có màu hồng còn phía trên vẩy da thì màu trắng.

- Các vẩy này phát triển trên da đầu, đầu gối, khuỷu tay, phần trên của thân là nhiều. Tuy nhiên, khi chúng phát triển ở móng tay và móng chân, thì các vẩy trở nên dày hơn, sần sùi và không màu.

- Những vẩy như vẩy cá, màu đỏ gây tổn thương da ở lòng bàn tay với các mụn nhỏ là dấu hiệu của vẩy nến ở lòng bàn tay, và xuất hiện dấu hiệu tương tự gọi là vẩy nến ở bàn chân. Và nó liên quan đến các khớp, dễ phát triển thành bệnh viêm khớp vẩy nến.

Một số cách chữa bệnh vẩy nến như sau:

- Cách giúp giảm bệnh vẩy nến hiệu quả nhất được nhiều bác sĩ khuyên dùng là ngâm mình (hoặc phần da bị vẩy nến) trong nước ấm từ 10 đến 15 phút, sau đó bôi thuốc dưỡng ẩm làm mềm da để giúp da mềm và ẩm hơn.

- Dùng thuốc mỡ axit salixilic để làm mềm da và thuốc này cũng giúp bong các vẩy nến trên da.

- Dùng kem chứa thành phần steroid cũng có hiệu quả, tuy nhiên vì loại này cũng có thể gây hại đến da nên cần được hỏi bác sĩ tư vấn xem có thích hợp với loại da của bạn không.

- Dùng thuốc mỡ chứa thành phần calcipotriene vì nó liên kết với vitamin D và cho kết quả tốt như kem hydrocortisone để điều trị vẩy nến.

- Thuốc mỡ có chứa thành phần nhựa than đá và dầu gội có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh nhưng thuốc này dễ gây tổn thương vùng da xung quanh. Thuốc này bạn cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ.

- Thuốc mỡ Anthralin sau khi bôi khoảng 10 - 30 phút thì cho tác dụng làm bong các vẩy nến, tạo tế bào da mới và tế bào da bình thường. Tuy nhiên thuốc mỡ anthralin có thể làm da bạn bị tấy đỏ lên và phải sau vài tuần mới hết được.

- Đơn thuốc chứa vitamin A thì không có tác dụng bằng steroid nhưng phụ nữ đang ở độ tuổi sinh đẻ thì nên dùng thuốc này hơn. Tuy nhiên đơn thuốc chữa vẩy nến cần phải được tư vấn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Lưu ý khi chăm sóc da

- Khi bạn phơi nắng, dù tia cực tím chưa đủ để làm cháy nắng làn da của bạn nhưng cũng đủ để gây thương tổn cho da, nhất là lúc này da bạn đang bị rối loạn điều tiết sinh ra bệnh vẩy nến. Vì vậy cần tránh tiếp xúc với tia cực tìm càng nhiều càng tốt.

- Ngoài ra để tránh bệnh vẩy nến phát triển và lan rộng bạn cần tránh làm tổn thương da, côn trùng cắn, nhiễm vi khuẩn và vi rút, cháy nắng, stress, rượu và tăng cân.

- Nếu bệnh vẩy nến trở nên nặng và khó chữa thì có thể bạn chọn phương pháp dùng tia PUVA kết hợp với thuốc trị vẩy nến. Tuy nhiên cách này có thể làm tăng nguy cơ ung thư da hơn là bạn dùng tia UVB để điều trị mà cũng cho kết quả tương tự.

Hãy đến khám bác sĩ nếu:

- Bệnh vẩy nến của bạn trở nên tồi tệ hơn sau khi bạn ngừng dùng thuốc corticosteroid (thuốc hen). Có thể bạn cần một đơn thuốc khác để điều trị bệnh này.

- Những tổn thương da của bạn không phản ứng lại với bất kỳ cách điều trị nào, thì cần phải kiểm tra lại những thương tổn dưới da.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị vảy nến

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh vảy nến, nhưng hình thức thường được áp dụng vẫn là các loại thuốc có chứa corticosteroid. dù vậy hiệu quả vẫn chưa được như mong muốn vì hai trở ngại cơ bản:

- Bệnh không dứt hẳn sau khi ngưng thuốc.

- Thuốc có nhiều phản ứng phụ tai hại không thua căn bệnh.

Hiện nay có khuynh hướng trở về với dinh dưỡng liệu pháp nhằm vận dụng hoạt chất dễ dung nạp trong thực phẩm để thay thế các chất dễ gây hại trong dược phẩm.

Thực phẩm ưu tiên:

Cá biển: loại có nhiều 3-Omega như cá hồi, cá thu, cá saba… Nghiên cứu cho thấy nếu dùng 150g mỗi ngày trong nhiều ngày liên tục có thể giảm lượng thuốc corticosteroid đến phân nửa mà không mất hiệu năng của thuốc nhờ 3-Omega có tác dụng ức chế các chất sinh viêm trong bệnh vảy nến như leucotriene 3 và 5.

Rau quả: có nhiều beta-carotin như trái bơ, cà rốt và đặc biệt là xoài để bảo vệ cấu trúc mong manh của da.

Mè đen: vừa chứa dầu béo có cấu trúc tương tự 3-Omega, vừa cung cấp sinh tố E cần thiết cho lớp sợi liên kết (collagen) dưới da.

Bông cải xanh: để bổ sung acid folic là tác nhân sinh học giữ vai trò quan trọng trong tiến trình tổng hợp kháng thể. Chất này lại rất dễ thiếu trong bệnh vảy nến.

Nghêu sò: nhằm cung ứng kẽm, khoáng tố tối cần thiết không chỉ cho da mà cho sức đề kháng. Người bị vảy nến không nên có định kiến phải tránh hải sản vì sợ đó là các món ăn vào thêm ngứa. Quan điểm đó chỉ đúng nếu người bệnh dị ứng với hải sản nào đó.

Và hạn chế:

Rượu bia: vì độ cồn là đòn bẩy cho phản ứng thoái biến các loại chất đạm có tác dụng sinh dị ứng. Hơn nữa, tiến trình giải độc rượu của gan bị trì trệ rất nhiều ở người có cơ địa vảy nến.

Kết luận

Vẩy nến là bệnh hơi khó trị, cần kiên nhẫn. Bác sĩ lo chọn lựa thuốc, bệnh nhân cũng cần hợp tác với bác sĩ và tự chăm sóc bệnh của mình.

-Tắm mỗi ngày để loại bỏ vẩy bám trên da. Tránh nước quá nóng, xà bông quá mạnh làm da thêm khô ngứa. Lau da nhẹ nhàng tránh gây tổn thương thêm.

-Pha dầu tắm như Epson, Dead Sea salt, dầu thực vật trong bồn nước, ngâm mình khoảng 15 phút cho da mềm.

-Ngay sau khi tắm, da còn hơi nước, thoa các loại kem làm ẩm da. Mùa lạnh khô, cần thoa kem làm ẩm da nhiều lần trong ngày.

-Nhớ thoa và dùng thuốc trị bệnh do bác sĩ chỉ định

-Giữ hẹn tái khám để bác sĩ theo dõi tiến triển bệnh, thay đổi trị liệu.

-Phơi nắng nhẹ cũng giúp phần nào nhưng đừng để da cháy nắng

-Tránh gãi chỗ ngứa. Giữ da ấm.

-Tìm hiểu thêm về bệnh để biết cách chăm sóc, tránh tái phát hoặc trầm trọng hơn.

Đôi khi người bệnh cũng nên có thái độ hòa hoãn, sống chung hòa bình với Vẩy Nến, một bệnh tương đối lành tính, tuy khó chữa, nhưng không gây hậu quả hiểm nghèo như nhiều bệnh khác.
(Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)

VẨY NẾN DA ĐẦU VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý


Vẩy nến là bệnh ngoài da mạn tính rất khó điều trị và thường xuyên tái phát. Vị trí xuất hiện trước tiên thường là trên da đầu. Khi xuất hiện những dấu hiệu: da đầu bong nhiều vẩy trắng, bệnh nhân cần tới bác sĩ da liễu khám và có hướng điều trị kịp thời, tránh để bệnh nặng hơn.


Vẩy Nến Da Đầu

Chị Phạm Thị Minh Thu ở tỉnh Điện Biên bị vẩy nến ở da đầu hơn 5 năm. Dù bôi thuốc hàng ngày nhưng chị vẫn bị bong nhiều vẩy, cảm giác rát ngứa, cạy ra thấy màu hồng ở dưới, tóc rụng dần… Chị rất lo lắng, xấu hổ và ngại tiếp xúc với mọi người.

Dấu hiệu đặc trưng của vẩy nến da đầu là hiện tượng vẩy đóng trên da đầu thành từng mảng lớn và bong ra như gàu, có nhiều sưng đỏ thành từng vùng ranh giới rõ ràng, dễ nhận thấy dọc theo mép tóc, trên trán hoặc sau tai. Vẩy nến da đầu khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, xấu hổ, ngượng ngùng, ngại giao tiếp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Chuyên gia y tế khuyến cáo, khi xuất hiện những triệu chứng của vẩy nến, bệnh nhân cần tới bác sĩ để được khám và có phương pháp điều trị thích hợp.

Về điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng các thuốc ức chế miễn dịch toàn thân như methotrexat, cyclosporine; ngoài ra, có thể dùng một số thuốc chống viêm, giảm đau, thuốc bôi ngoài da có tác dụng bong vẩy, làm mềm da như acid salicylic, vitamin D3… Với bệnh nhân bị vẩy nến da đầu, có thể dùng các loại dầu gội đặc trị vẩy nến như polytar liquid, tránh dùng các loại dầu gội có tính kiềm mạnh dễ gây kích thích, làm bệnh càng trầm trọng thêm. Tuy nhiên, các thuốc này chỉ điều trị được triệu chứng, dễ gây tái phát. Việc sử dụng những thuốc này cần thận trọng vì có thể gây nhiều tác dụng phụ như loét dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận.

Hiện nay, các bác sĩ và bệnh nhân đang tin tưởng lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ, cho hiệu quả bền vững, tiên phong trong số này và đã được khẳng định qua nhiều hội thảo khoa học uy tín là thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang. Sản phẩm có thành phần chính là cây sói rừng giúp chống tự miễn, kết hợp với các dược liệu quý khác như: bạch thược, nhàu, nhũ hương, hoàng bá, thổ phục linh,… giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, ngăn chặn tái phát vẩy nến nói chung và vẩy nến da đầu nói riêng. Với những bệnh nhân bị vẩy nến da đầu, việc dùng Kim Miễn Khang là hợp lý để giảm triệu chứng, tránh tái phát, tăng cường hệ miễn dịch.

Trường hợp của chị Thu, sau khi dùng nhiều loại thuốc và gặp tác dụng phụ, chị đã chuyển sang dùng Kim Miễn Khang: “Uống sản phẩm này đến hết tháng thứ 3, tôi thấy bệnh bắt đầu có chuyển biến rõ rệt, đỡ hẳn bong vẩy và da chuyển sang màu đỏ, phần da lần sần đã nhẵn. Tôi dùng đến hộp thứ 50, vẩy nến khỏi được khoảng 80-90%, da gần như không còn nốt đỏ và bong vẩy nữa, nhẵn nhụi, chuyển sang màu nâu thâm, có chỗ đã gần như bình thường, tôi tăng 3-4kg. Nghĩ lại, tôi thấy ngày xưa rất khổ, vẩy cứ gồ hết lên mặt da, sờ tay vào chỗ bị bệnh thấy sần sùi, xấu hổ. Nhưng giờ thì vẩy nến ở da đầu đã giảm hẳn, chỉ còn một tí chấm đỏ nữa thôi! Tóc đã mọc trở lại. Tôi thấy tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày” - chị Thu cho biết.

Bên cạnh việc duy trì sử dụng Kim Miễn Khang, bệnh nhân vẩy nến da đầu cần thực hiện chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, dùng các loại dầu gội ít gây kích ứng da, nên gội đầu bằng nước bồ kết. Để vẩy nến không trầm trọng thêm, người bệnh cần sinh hoạt điều độ, hạn chế đồ uống kích thích như rượu, cà phê, cai thuốc lá, hạn chế các loại thực phẩm cay, nóng, các đồ rán, nướng, hạn chế mỡ động vật, tránh căng thẳng thần kinh. Đồng thời, người bệnh cần xác định tư tưởng “chung sống hòa bình” với bệnh, chính tâm lý thoải mái sẽ góp phần đẩy lùi bệnh tật.

Sử dụng Kim Miễn Khang trong hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến, lupus ban đỏ:

1. Hội thảo về phương pháp điều trị lupus ban đỏ, vẩy nến giới thiệu sử dụng sản phẩm Kim Miễn Khang tại bệnh viện Bạch Mai tháng 6/2009 với sự tham dự của PGS.TS Phạm Văn Hiển – Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam và đông đảo giáo sư, bác sĩ ở nhiều bệnh viện trên toàn thành phố Hà Nội.

2. Hội thảo về điều trị lupus ban đỏ, vẩy nến thảo luận phương pháp sử dụng Kim Miễn Khang tại bệnh viện Thống Nhất TP.HCM tháng 11/2009 với sự tham dự của TS.BS Nguyễn Tất Thắng – Chủ tịch Hội Da liễu TP.HCM và đông đảo giáo sư, bác sĩ tại các bệnh viện ở TP.HCM.

3. Nghiên cứu về hiệu quả của Kim Miễn Khang đối với bệnh lupus ban đỏ, vẩy nến đang được tiến hành tại bệnh viện Da liễu TƯ và được rất nhiều bác sĩ cũng như bệnh nhân tin tưởng sử dụng.

DẤU HIỆU CỦA BỆNH VIÊM KHỚP VẨY NẾN


Nếu bạn có bệnh vẩy nến hay gia đình có người bị bệnh vẩy nến và bạn đang gặp đau khớp và sưng khớp, bạn có thể có viêm khớp vảy nến, một căn bệnh nghiêm trọng có thể dẫn đến phá hủy khớp và tàn tật.


Bệnh viêm khớp vẩy nến

Viêm khớp vảy nến là tình trạng viêm các khớp xảy ra ở trẻ em và người lớn bị bệnh vảy nến. Vảy nến là một bệnh da liễu gây ra những mảng da dày và đỏ ở nhiều vùng trên cơ thể. Không phải ai bị vảy nến cũng bị viêm khớp vảy nến, nhưng tất cả những người bị viêm khớp vảy nến đều bị vảy nến.

Dấu hiệu và triệu chứng

Viêm khớp vảy nên có thể xảy ra ở một hoặc nhiều khớp. Các dấu hiệu và triệu chứng cơ bản của viêm khớp vảy nến là khớp sưng, nóng, đỏ và đau xảy ra trên người đã có chẩn đoán bị bệnh vảy nến.

Các kiểu đau khớp trong viêm khớp vảy nến:

Đau khớp ở một bên cơ thể: Chỉ ảnh hưởng đến các khớp ở một bên của cơ thể hoặc các khớp khác nhau ở mỗi bên – bao gồm khớp háng, khớp gối, cổ chân hoặc cổ tay. Sưng và viêm có thể làm cho đầu ngón chân ngón tay có hình dùi trống.

Đau khớp ở cả hai bên cơ thể: Viêm khớp vảy nến đối xứng thường tác động đến 4 hoặc nhiều khớp cùng tên ở cả hai bên. Hay gặp ở phụ nữ hơn ở nam giới và bệnh vảy nến thường nặng hơn.

Đau các khớp ngón tay: Viêm khớp vảy nến chủ yếu gây đau các khớp liên đốt xa ít gặp và thường xảy ra ở nam giới.

Đau cột sống: Viêm cột sống vảy nến có thể gây cứng và viêm ở cột sống cổ, thắt lưng hoặc khớp cùng chậu. Viêm cũng có thể xảy ra ở gân và dây chằng ở cột sống.

Viêm khớp phá huỷ: Một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân viêm khớp vảy nến bị viêm khớp biến dạng,. Bệnh phá huỷ các xương nhỏ ở bàn tay, nấht là ngòn tay, dẫn đến biến dạng và tàn phế vĩnh viễn.

Khi có những triệu chứng này, bạn nên đi khám sớm nhất có thể

BỆNH VẨY NẾN VÀ VẤN ĐỀ MANG THAI



Nói chung, bệnh vẩy nến không ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản nam hay nữ. Tuy nhiên, phương pháp điều trị bệnh vẩy nếnyêu cầu các biện pháp phòng ngừa đặc biệt trước và trong khi mang thai. Điều quan trọng là để tham khảo ý kiến ​​với bác sĩ để lựa chọn phương pháp điều trị bệnh vẩy nến của bạn là an toàn cho việc mang thai và cho con bú.

 Vẩy nến không ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản 


Bệnh vẩy nến thay đổi trong thời kỳ mang thai?

Một số phụ nữ thấy sự cải thiện trong mức độ nghiêm trọng của bệnh vẩy nến của họ trong thời kỳ mang thai, trong khi những người khác lại cảm thấy bệnh vẩy nến của họ trở nên tệ hơn. Thay đổi mức độ nghiêm trọng của bệnh vẩy nến khác nhau đối với từng cá nhân đáp ứng khác nhau

Khía cạnh di truyền của bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến được cho là một bệnh di truyền, nhưng nó không theo một khuôn mẫu điển hình chi phối. Không ai có thể dự đoán đứa trẻ sinh ra có bị vẩy nến hay không? Hiện tại vẫn chưa tìm ra căn cứ di truyền của bệnh vẩy nến. Nếu bố hoặc mẹ bị vẩy nến thì đứa trẻ sinh ra có nguy cơ 10% bị mắc bệnh vẩy nến. Nếu cả cha và mẹ bị vẩy nến thì nguy cơ đứa trẻ bị vẩy nến tăng lên tới 50%.

Các nghiên cứu của các cặp song sinh giống hệt nhau với bệnh vẩy nến cho thấy rằng bệnh vẩy nến có một phần di truyền. Nhưng những nghiên cứu tương tự cũng khẳng định sự phức tạp của bệnh vẩy nến. Ngoài ra, yếu tố môi trường cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát sinh vẩy nến. Lý thuyết cho rằng bệnh vẩy nến được kích hoạt bởi một sự kết hợp của các gen và các lực lượng bên ngoài được gọi là "đa yếu tố thừa kế." Một khi các gen chịu trách nhiệm cho bệnh vẩy nến được phát hiện, các mô hình thừa kế có thể được hiểu rõ hơn.

Nếu bạn muốn có thai, hãy nói với bác sỹ của bạn để họ có thể sử dụng thuốc và kiểm soát bệnh của bạn tốt hơn cả trước khi mang thai, sau khi mang thai và trong lúc cho con bú.

Một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí của Học viện Da liễu Mỹ cho thấy rằng phụ nữ bị bệnh vẩy nến nặng có thể sinh một em bé nhẹ cân hơn so với những phụ nữ không có bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, phụ nữ với bệnh vẩy nến nhẹ thì ít ảnh hưởng đến thai nhi.

THUỐC TRỊ VẨY NẾN THỂ MỦ




Thuốc có thể dùng là: steroids toàn thân đặc biệt là trường hợp mắc bệnh nặng có viêm khớp vì thuốc có tác dụng nhanh kể cả triệu chứng viêm khớp, nhưng đó chỉ là tác dụng tạm thời.


 Mặt khác, steroids đã được xác định là có liên quan đến khởi phát vẩy nến thể mủ, đặc biệt là sau khi ngừng điều trị thì bệnh tái phát nặng hơn, còn gọi là hiện tượng “bật bóng”. 
Vẩy nến bị cả ở mắt

Vì vậy, việc sử dụng steroids trong điều trị cần phải rất thận trọng. Methotrexat và một số thuốc ức chế miễn dịch khác: các nghiên cứu đã cho thấy điều trị bằng methotrexat kết quả thường chậm nhưng tiên lượng lâu dài lại tốt hơn so với steroids.

 Tuy dùng methotrexat bệnh vẫn có thể tái phát khi dừng thuốc, nhưng không thấy hiện tượng bệnh tăng nặng như dùng các steroids. Vitamin A được đánh giá là có tác dụng tốt trong điều trị vẩy nến thể mủ, nhưng cần lưu ý không được dùng cho trẻ dưới 12 tuổi.

Mỗi thuốc điều trị bệnh vẩy nến thể mủ đều có những ưu điểm và hạn chế. Mức độ nặng và đáp ứng với điều trị tương đối khác nhau ở các bệnh nhân. Hiểu biết về hiệu quả và phản ứng phụ của các thuốc trước khi bắt đầu điều trị là rất cần thiết.

Biện pháp quang trị liệu (PUVA) có tác dụng ức chế tổng hợp AND của tế bào ở thượng bì, giảm số lượng tế bào trình diện kháng nguyên hoặc tế bào langerhans và giảm khả năng trình diện kháng nguyên của chúng. Ức chế sản xuất cytokine từ tế bào lympho T và ức chế phóng thích các chất trung gian hóa học.

ThS. Nguyễn Thị Thu Hà

THỜI TIẾT THAY ĐỔI LÀ ĐIỀU KIỆN TỐT ĐỂ PHÁT BỆNH VẨY NẾN



Mùa đông đã đi qua hơn một nửa và mọi người đang háo hức chờ đón một mùa xuân mới đến. Nhưng đối với một số người, thời tiết lạnh của mùa đông hay cả cái rét ngọt của mùa xuân là một nỗi sợ, không phải họ không chịu được lạnh hay không… đủ quần áo ấm mà vì bị một chứng bệnh có liên quan đến nhiệt độ thấp: chứng dị ứng do lạnh.
Thế nào là dị ứng do lạnh?

Dị ứng do lạnh là hiện tượng các phản ứng dị ứng của cơ thể xảy ra khi nhiệt độ xuống thấp. Hiện tượng này thường biểu hiện khi nhiệt độ môi trường xuống thấp dưới 4,4oC nhưng cũng có những người bị dị ứng ở nhiệt độ cao hơn. Ngoài ra, gió và độ ẩm cao cũng là những yếu tố góp phần vào việc gây dị ứng khi nhiệt độ xuống thấp.



Bác sĩ Bệnh viện Da liễu Hà Nội đang khám cho một bệnh nhân bị ngứa da do lạnh. 

Nguyên nhân của chứng dị ứng do lạnh đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Có thể da của những người bị chứng bệnh này trở nên nhạy cảm hơn khi nhiệt độ xuống thấp. Dị ứng do lạnh cũng có thể liên quan đến yếu tố di truyền, viêm nhiễm virut hoặc một số các yếu tố bệnh lý khác. Nhiệt độ thấp là một tác nhân kích thích sự giải phóng các chất như histamin gây các phản ứng dị ứng toàn thân hoặc khu trú.

Ai có nguy cơ bị dị ứng do lạnh?

Dị ứng do lạnh có thể xảy ra ở mọi nhóm tuổi và không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Tuy nhiên, người ta thấy ở lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng thì hay bị hơn và các triệu chứng của bệnh thì giảm dần khi trẻ lớn lên. Dị ứng do lạnh cũng gặp ở người sau nhiễm virut, sau viêm phổi do mycoplasma… Người mắc các bệnh mạn tính như viêm khớp dạng thấp, viêm gan, các bệnh tim phổi mạn tính cũng có nguy cơ cao bị dị ứng khi nhiệt độ xuống thấp. Gần đây, một số nghiên cứu cũng cho thấy chứng dị ứng do lạnh có tính chất gia đình (liên quan đến gen), một gia đình có nhiều người cùng bị bệnh hoặc ở những gia đình có người mắc các bệnh tự miễn cũng dễ dàng bị dị ứng khi lạnh hay có biểu hiện hội chứng giả cúm do thời tiết.

Biểu hiện

Biểu hiện của dị ứng do lạnh bao gồm các triệu chứng như mẩn ngứa, nổi ban đỏ vùng da bị tiếp xúc với không khí lạnh. Ngoài ra, tay, chân bệnh nhân có thể nề đỏ, ngứa nhiều sau khi cầm các đồ vật có nhiệt độ thấp, phù nề môi, lưỡi, thanh môn sau ăn kem, nước đá. Trường hợp bệnh nhân bị phù nề thanh môn có thể gây suy hô hấp cấp và tử vong nhanh nếu không được cấp cứu kịp thời. Một số trường hợp có biểu hiện toàn thân khi bệnh nhân tắm trong nước lạnh hoặc đi vào vùng thời tiết quá lạnh mà không đủ quần áo ấm. Trong những trường hợp này, các biểu hiện toàn thân có thể có như ngất xỉu, tụt huyết áp, mẩn đỏ hoặc phù quink toàn thân, hết sức nguy hiểm và có thể gây tử vong cho bệnh nhân.

Biểu hiện dị ứng của cơ thể do lạnh thì rất khác nhau ở từng đối tượng cả về mức độ và thời giai. Có bệnh nhân chỉ mẩn ngứa nhẹ do lạnh và triệu chứng hết nhanh trong vòng nửa giờ sau khi thôi tiếp xúc với không khí hoặc vật thể lạnh trong khi người khác thì có phản ứng dữ dội toàn thân và các triệu chứng chỉ mất đi sau nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng.

Điều trị thế nào?

Việc xử trí chứng dị ứng do lạnh phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của triệu chứng. Việc đầu tiên là tách bệnh nhân ra khỏi môi trường hoặc vật thể gây lạnh như đưa bệnh nhân từ ngoài trời lạnh vào nhà, ủ chăn hoặc sưởi ấm. Nhiều khi các triệu chứng giảm hẳn sau khi bệnh nhân không còn bị lạnh. Sau đó, có thể cho bệnh nhân uống nước ấm và sử dụng một số thuốc chống dị ứng như kháng histamin, prednisolon (đường uống hoặc tiêm nếu cần). Trường hợp bệnh nhân có biểu hiện nặng, phải tuân thủ theo các phác đồ cấp cứu như đảm bảo hô hấp, tuần hoàn, khí dung adrenalin (nếu có phù thanh môn gây suy hô hấp cấp) hoặc tiêm (dưới da, tĩnh mạch) nếu có biểu hiện như sốc phản vệ cộng thêm với các thuốc đường tĩnh mạch khác như methylprednisolon đồng thời theo dõi bệnh nhân hết sức chặt chẽ. Sau khi bệnh nhân đã ổn sẽ chuyển sang dùng các thuốc theo đường uống cho tới khi hết các triệu chứng.

Cần giữ ấm cơ thể

Người bị dị ứng do lạnh nên tránh đi ra ngoài trời lạnh hoặc chú ý mặc ấm, khăn quàng bịt mặt hoặt đeo khẩu trang dày khi phải ra ngoài để tránh hít thở không khí quá lạnh; nên tránh tiếp xúc hoặc ăn uống những đồ lạnh quá như nước đá, bia lạnh; những người có sở thích bơi lội nên tránh đi bơi hoặc bơi tại các bể bơi trong nhà hoặc nước đã được sưởi ấm. 

Tất cả những người có tiền sử đã bị hoặc có nguy cơ bị dị ứng do lạnh nên được tư vấn bởi những thầy thuốc chuyên khoa dị ứng để tự chủ động phòng ngừa và xử trí khi có biểu hiện dị ứng xảy ra do lạnh. Ở những người thường xuyên bị dị ứng do lạnh, có thể uống thuốc kháng dự phòng ngay trước khi phải làm việc hoặc đi vào vùng có nhiệt độ thấp.

BỆNH VẨY CÁ KHÁC VỚI VẨY NẾN



Bệnh vẩy cá gồm một nhóm các bệnh có đặc trưng là vẩy da khô ráp giống như vẩy cá, lan tỏa, không viêm, tồn tại lâu. Tuy các thể bệnh vẩy cá ít ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh nhưng lại gây ra nhiều phiền toái về thẩm mỹ. Hiểu biết các thể bệnh sẽ giúp chúng ta chăm sóc người bệnh tốt hơn.


Vẩy cá thể thông thường
Vẩy cá bẩm sinh thể thông thường thường gặp nhất, đây là bệnh di truyền gen trội, hiếm khi biểu hiện nặng, tỷ lệ mắc khoảng 1/250. Khoảng 37 - 50% trường hợp mắc đồng thời với viêm da cơ địa hay các bệnh dị ứng khác như viêm mũi dị ứng, hen...


Bệnh vẩy cá thể thông thường.

Dấu hiệu lâm sàng gồm: Da khô, bong vẩy khi sơ sinh, hoặc khoảng 2 tháng sau sinh hay muộn hơn. Vẩy da có màu trắng xám, nhỏ mịn, mảnh nhỏ cuộn tròn bám nửa vào da. Da toàn thân có thể bong vẩy bất thường nhưng chủ yếu ở mặt duỗi, nhất là ở cẳng chân. Tổn thương ở thành bụng nhưng vùng bẹn bình thường. Trên mặt, tổn thương có ở trán, quanh miệng, có thể có gàu nhẹ ở da đầu. Ở bàn tay, bàn chân, các vân tay trở nên rõ do bị dày sừng nhẹ. Không tổn thương lông, tóc, móng và răng, niêm mạc, mắt. Bệnh nhẹ dần khi tuổi càng cao. Bệnh nhân có cảm giác da khô, ráp và thiếu tự tin vì vấn đề thẩm mỹ. Nếu chỉ bị vẩy cá đơn thuần thì không bị ngứa nhưng nếu phối hợp với viêm da cơ địa thì thường kèm theo ngứa, gãi có thể gây dày da liken hóa và các vết xước. Bệnh thường bớt khi đến tuổi dậy thì, tuy nhiên cũng có một số bệnh nhân lại bị nặng lên.

Điều trị: Bệnh nhân cần được ở trong môi trường ấm, có độ ẩm vừa phải. Điều trị bằng cách bôi các kem dịu da, mềm da. Nếu bệnh nặng phải bôi các chế phẩm có parafin. Những người do bận làm việc không bôi kem đều đặn được thì có thể dùng sữa tắm có kem. Nếu dùng mỡ salicylic 3 - 5% thì có tác dụng làm bong vẩy, nhưng dễ gây kích ứng và nhiễm độc nếu bôi diện rộng. Các loại acid hoa quả như lactat, glycolic, malic, citric, pyruvic... 5 - 10% chế phẩm dạng dầu hoặc kem, lotion có tác dụng làm dịu da, mịn da. Đối với bệnh nhân bị cả hai bệnh vẩy cá và viêm da cơ địa, cần phải sử dụng kem có corticosteroid.

Vẩy cá do nhiễm sắc thể X 

Đây là thể bệnh di truyền gen lặn của nam giới sinh ra từ bà mẹ mang gen bệnh nhưng không có triệu chứng, bệnh xuất hiện sớm sau sinh. Triệu chứng đặc trưng là vẩy da nhiều, màu nâu bẩn ở gáy, chi, thân mình và mông. Thể này chỉ gặp ở nam với tỷ lệ mắc phải 1/2.000 - 6.000. Gen bệnh là Xp22.32 ở nhiễm sắc thể X. Nếu nữ mang gen này thường không biểu hiện bệnh. Bệnh sinh do thiếu hụt men Steroid sulfatase. Triệu chứng thường xuất hiện sớm ngay sau khi sinh hoặc tháng đầu tiên với tỷ lệ khoảng 75%. Biểu hiện vẩy da to, dính, màu nâu sẫm bẩn, hình đa giác. Tổn thương hay thấy ở mặt gấp, như vậy là trái ngược với vẩy cá thể thông thường, và mặt duỗi như sau cổ, quanh tai, vùng mặt - cằm, mặt duỗi cánh tay, nếp gấp khuỷu tay, khoeo chân. Tổn thương ít có ở vùng bụng, ngực, nhưng rõ hơn ở các vùng mặt duỗi tay, mặt ngoài đùi và cẳng chân. Tổn thương có thể ở da đầu, nách, mu tay, mu chân, nhưng bàn tay, bàn chân và mặt không bị tổn thương. Đục giác mạc ở khoảng 50% trường hợp. Đặc biệt triệu chứng tinh hoàn ẩn gặp khoảng 20% trường hợp, tinh hoàn lạc chỗ, vô sinh... Bệnh không nhẹ khi bệnh nhân lớn lên và thường biểu hiện nặng hơn vào mùa khô hanh.
Điều trị: Dùng thuốc bôi như với vẩy cá thể thông thường. Uống thuốc retinoid có hiệu quả đối với một số trường hợp nhưng cần thận trọng với các tác dụng phụ của thuốc và phải do bác sĩ chỉ định và theo dõi chặt chẽ.

Vẩy cá bong vẩy lá

Đây là thể bệnh thường xuất hiện ngay sau khi sinh với triệu chứng đứa trẻ có bọc màng, sau đó màng sẽ mất đi nhanh và xuất hiện các vẩy da lớn, thô trên da toàn thân bao gồm cả mặt gấp của chi, bàn tay, bàn chân. Bệnh làm ảnh hưởng lớn về thẩm mỹ.

Biểu hiện: Khi sinh ra trẻ đã bị bệnh với biểu hiện có màng bọc toàn thân, màng bọc trong và bong đi trong vài tuần, đỏ da toàn thân, lộn mi và lộn môi, da mặt căng. Trẻ nhỏ và người lớn có vẩy da như giấy ở toàn thân, trông như hình ảnh lát đá hoa. Vẩy da to, dày, màu nâu bao phủ khắp cơ thể, nặng nhất ở chi dưới. Da ở quanh khớp dày sừng có khi sùi cao lên. Dày sừng ở bàn tay, bàn chân, lòng bàn tay, bàn chân nứt. Có thể xuất hiện đỏ da toàn thân. Tóc có thể bị rụng do nhiễm khuẩn. Tổn thương gây sẹo, thường có màu nâu do vẩy da. Niêm mạc không bị tổn thương. Trẻ có nguy cơ bị mất nước, tăng natri huyết, bội nhiễm và nhiễm khuẩn huyết. Bệnh tồn tại suốt đời và không tiến triển nhẹ đi khi lớn lên. Dày sừng làm tắc các tuyến bài tiết mồ hôi, làm cho bệnh nhân không tiết được mồ hôi...

Điều trị bằng cách bôi các thuốc làm dịu da, mềm da. Bôi thuốc bong vẩy da và alpha - hydroxy acid, uống retinoid như trong trường hợp trên.

ThS. Phạm Thanh Xuân