Tìm kiếm Blog này

NGHIÊN CỨU MỚI NHẤT VỀ BỆNH VẨY NẾN


1.Người mắc bệnh vẩy nến dễ bị đái tháo đường


Một nghiên cứu mới cho chứng tỏ rằng những người bị bệnh vẩy nến nặng có nguy cơ bị bệnh đái tháo đường cao gấp gần 2 lần.

Theo nhà nghiên cứu chính April Armstrong, phó giáo sư da liễu thuộc Trường đại học California, Davis (Mỹ), có mối liên quan rõ rệt giữa bệnh vẩy nến và bệnh tiểu đường. Những bệnh nhân bị bệnh vẩy nến và các bác sĩ cần được cảnh báo về việc tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường để bệnh nhân được sàng lọc thường xuyên và được lợi từ việc điều trị sớm.

bệnh vẩy nến


Bệnh vẩy nến là một rối loạn da phổ biến, thường có xu hướng di truyền. Bệnh khiến da đỏ, bong ra từng mảng; đôi khi có ban ngứa, có thể xuất hiện ở bất cứ đâu nhưng thường ở khuỷu tay và đầu gối. Đây là bệnh tự miễn.
Các tác giả đã kết hợp dữ liệu của 27 nghiên cứu quan sát những bệnh nhân bị bệnh vẩy nến. 5 nghiên cứu đánh giá tỷ lệ mắc mới bệnh tiểu đường – bao nhiêu bệnh nhân bị bệnh vẩy nến đã phát triển bệnh tiểu đường trong thời gian nghiên cứu 10-22 năm. Những nghiên cứu khác đánh giá tỷ lệ hiện mắc bệnh tiểu đường – bao nhiêu bệnh nhân đã bị bệnh tiểu đường khi bắt đầu nghiên cứu. Tính chung, các nghiên cứu đã đánh giá hơn 314.000 người bị bệnh vẩy nến và so sánh họ với 3,7 triệu người không mắc bệnh.
Một số nghiên cứu đã phân loại bệnh nhân theo mức độ nặng của bệnh. Dữ liệu các nghiên cứu này cho thấy người bị bệnh vẩy nến nhẹ dễ mắc bệnh tiểu đường hơn gấp 1,5 lần so với dân cư nói chung và người bị bệnh nặng dễ mắc hơn gấp gần 2 lần.
Trong các nghiên cứu đánh giá tỷ lệ mắc mới, bệnh nhân bị bệnh vẩy nến có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tăng 27% so với dân cư nói chung.
Trong khi cần nghiên cứu thêm để hiểu hai căn bệnh này có liên quan với nhau như thế nào, thì Armstrong tin rằng những con đường miễn dịch thay đổi có thể khiến bệnh nhân bị bệnh vẩy nến dễ phát triển bệnh tiểu đường hơn.
Có bằng chứng là các tế bào mỡ ở bệnh nhân bị bệnh vẩy nến không hoạt động bình thường. Những tế bào này tiết ra các chất gây viêm cytokin làm tăng kháng insulin trong gan và cơ và bắt đầu phá hủy các tế bào sản sinh insulin trong tụy.
2.Bệnh vảy nến và hướng điều trị

  - Những năm gần đây, số người mắc bệnh vảy nến ngày một gia tăng. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm sinh lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để trả lời thắc mắc của nhiều bạn đọc gửi đến, Thầy thuốc Việt Nam đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Đặng Văn Em, Chủ nhiệm Khoa Da liễu Dị ứng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 xoay quanh căn bệnh này.

1. Thưa PGS.TS Đặng Văn Em, xin ông cho biết bệnh vảy nến là gì, dấu hiệu của bệnh? Số lượng người bị mắc bệnh (thế giới và Việt Nam) hiện nay?
Bệnh vảy nến là một bệnh da thường gặp, có 2 thể chính: thể thông thường: được biểu hiện bằng các tổn thương da có đường kính khác nhau (mảng->2cm, đồng tiền 1-2cm, giọt-<1cm) với 2 dấu hiệu chính: đỏ và vảy (có BN vảy rất nhiều). Bệnh gặp mọi giới, mọi lứa tuổi (hay gặp nhất tuổi lao động sản xuất). Bệnh chiếm từ 1-4% dân số thế giới. Tại Viêt Nam đến nay chưa có một nghiên cứu đầy đủ về tỷ lệ bệnh trên toàn quốc. Nhưng số bệnh nhân điều trị nội trú hàng năm tại Khoa Da liễu–Dị ứng, BVTWQĐ 108 chiếm 10-15% tổng số BN nội trú.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến là gì, thưa PGS? Được biết đây là 1 bệnh tự miễn, xin hỏi PGS - nói 1 cách đơn giản nhất - bệnh tự miễn là gì?  Cơ chế bệnh sinh bệnh vảy nến?
Sinh bệnh học bệnh vảy nến đến nay vẫn chưa sáng tỏ hoàn toàn. Nhưng đến nay đa số tác giả cho rằng bệnh vảy nến là một bệnh có cơ chế tự miễn và có liên quan đến di truyền (vảy nến típ 1 có di truyền còn vảy nến típ 2 không di truyền).
Bệnh tự miến là rối loạn hệ miễn dịch làm cho sự nhận biết “ta hay không phải ta” không bình thường và cơ thể tạo kháng thể chống lại ngay chính tế bào, tổ chức, cơ quan của bản thân mình và gây nên những bệnh cảnh lâm sàng tương ứng với tế bào, tổ chức cơ quan bị tổn thương.
Người ta chia ra 2 loại bệnh tự miễn dịch: Bệnh tự miễn dịch đặc hiệu cơ quan (bệnh có kháng thể đặc hiệu chống lại thành phần chính của bệnh: bạch biến có kháng thể chống tế bào melanocyte…) và bệnh tự miễn dịch không đặc hiệu cơ quan (người bệnh có tổn thương nhiều cơ quan tổ chức do tụ sinh ra nhiều kháng thể chống lại cơ quan tổ chức đó: lupus ban đỏ hệ thống có nhiều kháng thể chống nhiều cơ quan, nên bệnh này gây tổn thương nhiều cơ quan nội tạng: gan, thận, thần kinh, da….).
3. Cơ chế bệnh sinh bệnh vảy nến đến nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa rõ. Nhưng đến nay đa số tác giả nêu có liên quan đến di truyền và đến nay đã tìm thấy một số gen lien quan đến bệnh vảy nến có 7 vÞ trÝ: PSOS 1: 6p21.3; PSOS 2: 17q25; PSOS 3: 4q; PSOS 4: 1q21; PSOS 5: 3q; PSOS 6: 19p vµ PSOS 7: 1p). Những người có yếu tố di truyền sẽcó mang HLA đặc biệt HLA-CW6 và HLA-DR4 (chỉ có vảy nến típ 1), có tiền sử gia đình trong vảy nến (bố+mẹ bị vảy nến sẽ có khoảng 50% con bị vảy nến, bố hoặc mẹ + 1 anh chị em ruột: 16%, 1 anh chị em ruột: 7%...) và vảy nến típ 1 (tuổi khởi phát<40, có HLA-CW6 và HLA-DR4, có tiền sử gia đình và chiếm 80-85%).

4. Người bình thường có nguy cơ bị mắc bệnh không, thưa ông? Tuổi, giới hay bị mắc bệnh? Các yếu tố dẫn đến phát bệnh hoặc kích thích bệnh phát triển mạnh?
Bệnh vảy nến hiện nay được phân thành hai típ: típ 1-có di truyền và típ 2 không di truyền. Do vậy, người bình thường không mang yếu tố di truyền thì không bị vảy nến. Nhưng những người bị vảy nến típ 2 (không di truyền) là do trong cuộc sống chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan-chủ quan và gây đột biến gen do vậy vẫn có thể bị vảy nến. Nhưng họ không mang yếu tố di truyền.
Bệnh vảy nến bị mọi tuổi, mọi giới nhưng hay bị nhất là tuổi lao động sản xuất (20-40 tuổi).
Người mang yếu tố dị truyền, nếu không có yếu tố khởi động thì bệnh cũng không phát ra, hoặc đã phát bệnh thì cũng không làm trầm trọng bệnh lên. Các yếu tố khởi động gồm: stress, chấn thương da (giã chà xát…), nhiễm khuẩn khu trú (viêm TMH…), do sử dụng một số thuốc (chẹn β, thuốc chống sốt rét, một số kháng sinh (nhóm β-lactam….), một số thức ăn.
5. Thưa PGS, nhiều bạn đọc thắc mắc bệnh có lây không? Những tiếp xúc thông thường như: ngồi cạnh, bắt tay, ăn chung bát đũa hoặc nằm cùng giường với người bị vảy nến có bị lây bệnh? Bệnh có thể khỏi hẳn hay người bệnh phải sống chung suốt đời?
Bệnh vảy nến không phải là một bệnh nhiễm trùng nên bệnh không lây khi tiếp xúc với người bệnh kể cả ngồi cạnh, bắt tay, ăn chung bát đũa hoặc nằm cùng giường. Bệnh đến nay chưa điều trị khỏi hoàn toàn, mục tiêu của điều trị bệnh vảy nến là nâng cao chất lượng cuộc sống cho họ với các mức độ khác nhau tùy thuộc vào thể bệnh, thời gian bị bệnh và chiến lược điều trị có phù hợp không. Bệnh phải được theo dõi và đánh giá thường xuyên, định kỳ của bản thân người bệnh và thầy thuốc chuyên khoa.

6. Được biết có nhiều loại bệnh vảy nến, thể nào hay mắc nhất và khó chữa nhất, thưa PGS.
Bệnh vảy nến có 2 thể chính: vảy nến thông thường (mảng, đồng tiền, chấm giọt) chiếm 85-90% và thể nặng khác (vảy nến mụn mủ toàn thân, vảy nển đỏ da róc vảy toàn thân và vảy nến khớp) chiếm 10-15%. Các thể nặng đa số do bệnh nhân không tuân thủ chiến lược điều trị của bác sĩ chuyên khoa Da liễu, làm khởi động các yếu tố khởi động như lạm dụng thuốc toàn thân corticoid (uống, tiêm), thuốc Đông y…, chà xát gãi chợt, quá lo lắng về bệnh tật… Các thể nặng bắt buộc phải điều trị tấn công bằng các thuốc toàn thân như soriatane (tốt nhất cho vảy nến mụn mủ), methotrexate, cyclosporine, salazopyrin, các thuốc sinh học… Các thể nặng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và thậm chí có thể gây tử vong.
7. Thưa PGS Đặng Văn Em, hiện đã có những phương pháp điều trị nào đối với bệnh vảy nến và ưu  nhược điểm của từng phương pháp?
Để điều trị bệnh vảy nến, công việc đầu tiên là BS và BN cùng trao đổi các thông tin cần thiết: tình hình bệnh, tuổi, nghề nghiệp, địa dư, điều kiện y tế sở tại, khả năng kinh tế… để đưa ra một chiến lược điều trị phù hợp cho từng BN. Chiến lược điều trị gồm 2 giai đoạn: tấn công (làm sạch hoặc giảm tổn thương đến mức phù hợp) và duy trì (duy trì sự làm sạch và giảm bệnh đó) với 2 phương pháp chính:
- Điều trị dùng thuốc: theo bậc thang điều trị với thuốc tại chỗ và toàn thân. Các thuốc được sử dụng theo nguyên tắc từng bước với phương châm đơn độc, kết hợp, luân chuyển và kế tiếp để tránh các tác dụng không mong muốn của thuốc. Bởi vì, điều trị bệnh vảy nến là phải được tư vấn dùng thuốc phù hợp cả cuộc đời của họ. Các thuốc điều trị vảy nến hiện nay khá phong phú: thuốc bôi như mỡ salicylic 1-5%, hắc ín, kem, mỡ corticoid các loại (nhẹ, vừa, mạnh và rất mạnh), vitamin D3 (Daivonex, Daivobet)….và các thuốc dùng toàn thân như methotrexte, Cyclosporine, Soriatane, Salazopyrine, các thuốc mới sinh học (adlimumab, alefacept, etanercept, infliximab, ustekinumab..). Ngoài ra, còn có liệu pháp quang (UV-B, UV-311nm), quang hóa (PUVA)…và bổ sung các yếu tố vi lượng trong bệnh vảy nến cũng rất cần như kẽm, sắt, … các vitamin C, B.
- Điều trị không dùng thuốc: Bệnh vảy nến có các yếu tố khởi động gây khởi phát hoặc tái phát bệnh rất rõ rệt như yếu tố stress, nhiếm khuẩn TMH, chấn thương da, một số thuốc, thực ăn… Nhiệm vụ của BN và BS phải xác định được yếu tố khởi động chính trên từng BN cụ thể để có biện pháp ngăn chặn yếu tố khởi động đó. Ví dụ: BN có yếu tố tâm lý cần được giải thích để BN hiểu và có điều chỉnh trong tâm lý và công việc, giải thích cho BN cần tránh thậm chí thay đổi cách sinh hoạt cho phù hợp với bệnh tật…



8. Được biết Khoa Da liễu - Dị ứng Bệnh viện 108 đã bào chế một số dược phẩm điều trị bệnh vảy nến như kem lô hội để chữa bệnh vảy nến. Xin PGS cho biết cơ chế tác dụng của thuốc ra sao? Các tác dụng phụ nếu có?
Bệnh vảy nến còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục được nghiên cứu đặc biệt về sinh bệnh học. Do vậy, hang năm trên thế giới có hàng trăm đề tài nghiên cứu về các lĩnh vực khác nhau trong đó có cả nghiên cứu các sản phẩm thuốc điều trị và hỗ trợ điều trị. Năm 2004, Khoa Da liễu-Dị ứng, BVTWQĐ108 nghiên cứu về bệnh vảy nến với đề tài nghiên cứu bào chế, đốc tính và hỗ trỡ điều trị bệnh vảy nến của kem Lô hội. Thuốc có hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến tốt do trong thành phần của thạch Lô hội có nhiều chất các tác dụng điều trị bệnh như các steroid thảo dược, polysacharid, các vitamin, các yếu tố vi lượng (kẽm, đồng, sắt….). Thuốc bào chế dạng kem và dùng bôi cho tất cả các vùng của cơ thể (kể cả mặt, nếp gấp) và dùng cho cả trẻ em. Qua nghiên cứu thuốc không gây độc (không xác định được LD50, và không độc khi nghiên cứu bán trường diễn, trường diện và không gây kích ứng da….)
9. Câu hỏi cuối cùng, thưa PGS, ông có lời khuyên nào đối với bệnh nhân bị bệnh vảy nến về chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, cách vệ sinh (tắm gội, giữ gìn khi thời tiết nóng lạnh)?
Bệnh vảy nến là một da thông thường mạn tính có từng đợt tái phát phụ thuộc vảo nhiều yếu tố chủ quan-khách quan. Do vậy, vấn đề điều trị-dự phòng tái phát không dùng thuốc là một nội dung quan trọng không kém dùng thuốc như phần trên tôi đã nói. Tóm lại, bệnh nhân vảy nến phải luôn hiểu rõ bệnh của mình, trong đó cần xác định rõ yếu tố tác động đến bệnh của chính mình. Cụ thể:
- Luôn yêu đời, tự tin và xác định rằng bệnh vảy nến là 1 bệnh thông thường và hiện nay để làm sạch, giảm tổn thương vảy nến không còn là khó, vấn đề quan trong là duy trì sự làm sạch đó được bao lâu hoàn toàn phụ thuộc vào ngay chính BN và dưới sự hướng dẫn điều trị-chăm sóc của BS chuyên khoa. Theo tôi mỗi BN vảy nến nên được 1 BS giúp đỡ và tư vấn thường xuyên, nếu không BN nên tham gia Câu lạc bộ vảy nến nơi mình cư trú nếu có. Bởi vì, nếu BN vảy nến luôn tự tin, tự chăm sóc mình kết hợp sự tư vấn tốt của BS chuyên khoa khi cần thì BN vẫn sống đến đầu bạc răng long không băn khoăn về bệnh VN. Đây là một nội dung vô cùng quan trọng. Vì thế, Thế giới người ta lập Hội BN vảy nến và lấy ngày 29/10 là ngày Vảy nến Thế giới.
- Xác định các thực ăn, uống, mùa nào… sẽ làm bệnh mình tái phát
- Các chế dộ dinh dưỡng cần ăn cân đối, tăng rau quả hạn chế đường, mỡ.
- Không kỳ cọ, chà xát, không cố gắng làm bong vảy.
- Không tắm nước nóng.
- Vệ sinh răng, miệng, tai mũi họng tốt, nếu có bệnh phải được khám-điều trị theo chuyên khoa.
- Không sử dụng một số thuốc: chống viêm không steroid, chống sốt rét, chẹn beta, và kháng sinh nhóm β-lactam…
- Vận động thể thao là cần thiết nhưng phải phù hợp tuổi, bệnh kết hợp khác.
Xin cảm ơn và kính chúc sức khỏe Giáo sư!
Trân trọng cảm ơn Thầy thuốc Việt Nam đã dành cho tôi cuộc phỏng vấn này!  Cầu mong cho tất cả BN Vảy nến được một cuộc sống bình yên-hạnh phúc!

3.Cà phê và bệnh vảy nến

 
Mặc dù nhiều nghiên cứu trước đó đã liên kết cà phê với nguy cơ gia tăng bệnh vảy nến, song một nghiên cứu mới đây không tìm thấy bằng chứng như vậy, theo trang tin healthday.com.
Bệnh vảy nến là một bệnh da phổ biến, là nguyên nhân gây mẩn đỏ và kích ứng da. “Giả thuyết của chúng tôi là liệu chất caffeine (có trong cà phê) có làm giảm nguy cơ mắc bệnh vảy nến hay không, vì có nhiều giả thuyết trước đây cho rằng caffeine có thể là một chất chống viêm.


Tuy nhiên, chúng tôi thấy không có mối liên hệ giữa cà phê và nguy cơ gây bệnh vảy nến”, tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Abrar Qureshi, chuyên gia về da liễu thuộc Trường y Harvard (Mỹ) khẳng định. Theo chuyên gia Qureshi, sở dĩ nhiều nghiên cứu trước đây cho rằng có mối liên hệ giữa cà phê với bệnh vảy nến có thể là do có mối liên hệ giữa bệnh này với hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia, vốn là những tác nhân gây bệnh vảy nến.
Trong cuộc nghiên cứu mới ở 83.000 người này, những người uống nhiều cà phê nhất cũng là những người hút thuốc lá và uống rượu bia nhiều, chuyên gia Qureshi lý giải thêm.


5 nhận xét:

  1. Có những nỗi đau làm cho cuộc đời con người ta ngắn lại có những mảnh đời làm cho xã hội nhiều trăn trở,mong rằng các nhà khoa học nghiên cứu để chữa khỏi bệnh này.

    Trả lờiXóa
  2. Mình nghĩ ai đã trải qua căn bệnh này chắc không quên cảm giác đó.Dù đã chữa khỏi bệnh này nhưng những ám ảnh vẫn đeo đẳng mình mấy năm nay.Thật kinh khủng

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. bạN phương trinh ơi, bạn có thể cho mình xin địa chỉ bạn đã chữa khỏi đc k, mình đang rất đau khổ và tự ti lắm, mình bị nhiều năm rồi, rất mong bạn giúp đỡ, cám ơn bạn nhiều

      Xóa
  3. bạn phương trinh ơi cho mình hỏi bạn chữa ở đâu vậy,bạn chữa trong bao lâu,có thể cho mọi người địa chỉ chỗ đó dc k? thank!

    Trả lờiXóa
  4. Mjnh mun cho tat ca moj nguoi khoj can benh nay

    Trả lờiXóa