Cây Lược vàng chữa khỏi bệnh vẩy nến toàn thân
|
|
|
|
|
|
Tháng
2-2010, Chị Trần Thị T, 48 tuổi ở số nhà 206, tầng 2, nhà A4 Tập thể Dệt Kim,
phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội bị mẩn ngứa, xuất hiện các lớp
vẩy ở hai khuỷu tay, lan dần ra hai thái dương, tóc rụng nhiều khi chải đầu.
Nghĩ là bệnh ngoài da bình thường, chị rửa cồn, bôi thuốc mỡ không đỡ, đến
Bệnh viện Da Liễu Hà Nội khám, xét nghiệm, được kết luận là viêm da cơ địa +
rụng tóc, được điều trị bằng kem bôi và thuốc uống. Đột nhiên, đầu tháng 4
năm 2010 bệnh phát triển rất nhanh: Lớp vẩy lan ra hai tay, khắp người, cổ,
mặt, toàn thân trông rất sợ, đầy vẩy, dưới lớp vẩy ứa máu, ngứa ngáy toàn
thân, tóc rụng từng mảng, chị luôn phải mặc áo dài, đội mũ. Cả nhà vô cùng lo
lắng, đưa đi khám lại và được kết luận là vẩy nến thể mảng, lại được điều trị
bằng kem bôi và thuốc uống. Chị phải nghỉ bán hàng, người hốc hác, khó chịu,
phải nằm thường xuyên, kiên trì uống thuốc, chấm bôi thuốc mỡ khắp người, vẩy
rụng ra hàng vốc lại mọc mà không đỡ.
Sốt ruột, nghe mách bảo,
tháng 6-2011 chị đi khám Đông y Nguyễn Bỉnh Khiêm, uống hơn 30 thang thuốc,
không thay đổi gì, lại quay lại khám Bệnh viện Da liễu được cấp thuốc mỡ, kem
bôi và thuốc uống, kiên trì từ tháng 7 đến hết tháng 10-2010. Tháng 11-2010 chị
chuyển sang khám tại Viện Da liễu Quốc gia (tại Bệnh viện Bạch Mai), sau khi
sinh thiết, vẫn được kết luận là vẩy nến thể mảng, được cấp kem bôi và thuốc
uống, tiếp tục kiên trì điều trị. Trong quá trình điều trị, chị còn được chạy
xạ hai đợt tại Bệnh viện Da liễu Hà Nội, mỗi đợt 5 ngày, mỗi ngày khoảng 5
phút, người đỏ như tôm luộc.Tuy biết vẩy nến không nguy hiểm ngay đến tính mạng, hiện chưa có thuốc đặc hiệu điều trị, có khi phải “chung sống”, nhưng cả gia đình chị hết sức lo lắng, vì chị là trụ cột chính của gia đình, lại phải nằm bẹp một chỗ. Tháng 10-2010 tôi đến thăm chị. Lần đầu tiên nhìn thấy bệnh vẩy nến tôi cũng ghê sợ. Cầm trên tay cuốn sổ y bạ kẹp hơn hai chục tờ giấy xét nghiệm, đơn thuốc, hóa đơn; nhìn chị ngồi thu lu, rúm ró trên giường tôi ái ngại khuyên chị thử dùng cây Lược vàng và đưa cho chị cuốn “Cây Lược vàng quý hơn vàng” bản phô-tô, dặn đọc kĩ những trang đánh dấu về chữa bệnh vẩy nến. Gần Tết Tân Mão (2011), người nhà chị ở Nam Định gửi đến một bao tải dứa cây Lược vàng, chủ yếu là thân, vòi nhờ tôi ngâm rượu. Còn lá chị cho vào nhiều túi ni-lông, để vào tủ lạnh, dùng dần. Đúng 28 Tết, chị bắt đầu sử dụng: Ngày ăn 6 lá (lá dài trên 20cm), chia 3 lần trước bữa ăn 20 phút. Đập giập lá, lấy bã và nước xoa xát khắp người. Tạm dừng sử dụng các loại thuốc Tây. Sau 5 ngày, chị thấy người thay đổi: Toàn thân như căng ra, nhất là chân, tay, da căng mọng, chân các vẩy rớm máu, rất khó chịu. Đó là phản ứng có tác dụng như sách đã nói, thông báo cho tôi biết và tiếp tục kiên trì sử dụng. Thời gian tiếp theo là những tin đáng khích lệ: Toàn thân dịu dần, vẩy không ứa máu, tắm nước nóng ấm hằng ngày vẩy rụng rất nhiều, người thấy dễ chịu. Sau hai tháng, vẩy rụng hết, các vết bắt đầu lên da non, tóc không còn rụng. Chị sử dụng thêm rượu Lược vàng xoa khắp chỗ bị vẩy nến. Tháng 4-2011, da chân tay trở lại bình thường, sức khỏe hồi phục, chị lại đi bán hàng. Tháng 6-2011, chị cùng chồng, con đến thăm tôi, vui tươi, khỏe mạnh hơn trước, có thể do trút được gánh nặng lo âu về căn bệnh khó chịu chăng? Tôi khuyên chị duy trì sử dụng cho đến khi khỏi hẳn và tiếp tục dùng phòng bệnh tái phát. Gia đình và họ hàng chị cũng vô cùng phấn khởi, có người nói: “Đó là thuốc tiên dành cho người nghèo và mọi nhà đều phô-tô cuốn “Cây Lược vàng quý như vàng”, để sử dụng. Ngoài ra, một người trong họ từ tháng 5-2011 sử dụng Lược vàng để chữa trị biến chứng tiểu đường, đến nay đã có nhiều chuyển biến khả quan: Đường huyết hạ, mắt đỡ biến chứng, đang dần hồi phục. Còn chị T bệnh nhân vẩy nến, yên tâm vui vẻ ăn Tết Nhâm Thìn. Tôi thực sự vui lây và muốn chuyển lời cảm ơn của gia đình họ đến Báo Người cao tuổi, đến tác giả cuốn sách “Cây Lược vàng quý như vàng
Xuân Hùng
Vàng từ cây lược vàng
Dân gian dùng cây lược vàng
chữa bệnh loét dạ dày tá tràng, lợi tiểu, ngăn ngừa và điều trị các khối u
trong cơ thể.
Theo kết quả nghiên cứu
của các nhà khoa học Mỹ và
Cây
lược vàng cũng có những tác dụng phụ, vì thế cần cẩn thận khi sử dụng
Cây lược
vàng có tên tiếng Anh là “basket plant” (cây giỏ - vì thường được trồng trong
những giỏ nhỏ để trong nhà) tên Latinh là Callisia fragrans, thuộc họ thài lài
Commelinaceae. Chính nhờ thành phần các chất sinh học hiện diện trong cây có
tác dụng hiệu quả trên cơ thể người, mà cây lược vàng đang được nhiều nước quan
tâm nghiên cứu.
Toàn cây chứa các chất có
hoạt tính sinh học gồm flavonoid, steroid và nhiều khoáng tố vi lượng có lợi
cho sức khỏe. Chất flavonoid đóng vai trò như vitamin P có khả năng làm bền
mạch máu và tăng tác dụng của vitamin C.
Những hoạt chất này còn
có tác dụng giảm đau, an thần, kháng viêm, hoạt huyết, được dùng để chữa lành
vết thương, vết bỏng, vết bầm tím. Dân gian dùng làm phương thuốc chữa bệnh
loét dạ dày tá tràng, lợi tiểu, ngăn ngừa và điều trị các khối u trong cơ thể.
Hai chất flavonoid được
xác định là quercetin và kaempferol. Quercetin là một chất chống oxy hóa tế bào
mạnh, có khả năng kháng ung thư và tăng sức bền thành mạch, còn hữu ích trong
trường hợp dị ứng, chảy máu thành mạch, viêm thận, thấp khớp, bệnh tim mạch,
bệnh mắt và các bệnh nhiễm trùng.
Kaempferol giúp củng cố
mao mạch, nâng đỡ thể trạng, tăng sự đào thải nước tiểu và khả năng kháng viêm,
được dùng chữa viêm nhiễm, dị ứng và bệnh đường tiết niệu. Hai chất này hợp
đồng cộng lực, nhờ đó mà hiệu quả điều trị được gia tăng.
Chất steroid trong cây
chính là phytosterol. Chất này có hoạt tính estrogen, tác dụng sát khuẩn, chống
xơ cứng và kháng ung thư. Cây lược vàng còn có khả năng tẩy uế không khí ô
nhiễm trong phòng, phóng thích những chất có ích cho việc điều trị các bệnh
thuộc đường hô hấp.
Coi chừng tác dụng phụ
Gần như loại thảo dược
nào cũng có khả năng gây tác dụng phụ và cây lược vàng không là ngoại lệ. Các
tác dụng phụ thường gặp nhất của việc sử dụng thảo dược này là tổn thương các
dây thanh quản, gây dị ứng phát ban và sưng phù, đặc biệt là ở những người có
hệ miễn dịch suy yếu và dễ dị ứng. Do đó, chỉ được chấp nhận sau khi có ý kiến
của bác sĩ.
Tóm lại, cho dù đã được
nghiên cứu nhưng đôi khi các kết quả vẫn chưa đủ để tạo chứng cứ khoa học cho một
loại thuốc mới, nên vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết cách sử dụng,
liều lượng, dạng thích hợp, không nên tự ý sử dụng và luôn nhớ một loại thuốc
không thể chữa được nhiều bệnh cùng lúc.
TheoDS Lê Kim Phụng
|
Tìm kiếm Blog này
CÂY LƯỢC VÀNG CHỮA BỆNH VẨY NẾN
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Em cũng mới nghe tác dụng chữa bệnh của cây này nhưng hình như phải ở điều kiện thời tiết và chế biến như nào mới có tác dụng.Nói chung rất phức tạp không dễ ăn như mọi người nghĩ đâu.
Trả lờiXóaDù sao cũng phải thử. Vẫy nến là bệnh tự miễn mà.chậm phát là đạt thành tích rồi.
Trả lờiXóa