Tìm kiếm Blog này

THỰC PHẨM CÓ TÁC DỤNG TRỊ VẨY NẾN

Vướng bệnh nào cũng khổ nhưng nếu so sánh một cách tương đối thì vảy nến là bệnh ngoài da đứng đầu về mức độ gây khó chịu cho bệnh nhân, không chỉ vì ngứa ngáy liên hồi mà vì hình ảnh mất vệ sinh của lớp vảy trắng rơi lả tả khắp nơi


Ảnh minh họa

Bệnh sở dĩ có tên là vảy nến vì da ở đầu, đùi, cánh tay, khuỷu tay, nhượng chân, lưng... trở nên sần sùi và đóng vảy khô từng mảng. Khổ hơn nữa là bệnh thường xuất hiện ở người trẻ, tuổi từ 15 đến 25, là lứa đang cần làm dáng. Cho nên, không lạ gì khi tỉ lệ trầm cảm rất cao ở người bị vảy nến do hậu quả của nhiều ngày lo buồn, chán nản. Đã thế, nguyên nhân của bệnh lại đa dạng khó lường.

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh vảy nến nhưng nhiều thầy thuốc hiện đang có khuynh hướng trở về với “dinh dưỡng liệu pháp” nhằm dùng hoạt chất dễ dung nạp trong thực phẩm thay vì tác chất dễ gây hại trong dược phẩm. Các nhà nghiên cứu về bệnh vảy nến vì thế đã khuyên bệnh nhân nên mạnh miệng với:

- Cá biển loại có nhiều 3-Omega như cá hồi, cá thu, cá sa ba. Kết quả nghiên cứu cho thấy với 150 g cá mỗi ngày trong nhiều ngày liên tục, có thể ức chế các chất sinh viêm trong bệnh vảy nến.

- Rau quả có nhiều beta-caroten như trái bơ, cà rốt và nhất là xoài để bảo vệ cấu trúc mong manh của da.

- Mè đen, vì chúng vừa chứa dầu béo có cấu trúc tương tự 3-Omega vừa cung cấp sinh tố E cần thiết cho tiến trình tổng hợp lớp sợi liên kết dưới da.

- Bông cải xanh để bổ sung acid folic cần thiết cho phản ứng tổng hợp kháng thể. Chất này rất dễ thiếu trong người bị bệnh vảy nến.

- Nghêu, sò nhằm cung ứng kẽm, khoáng tố tối cần thiết cho sức đề kháng. Người bị vảy nến không nên có định kiến với hải sản. Nếu dị ứng tất nhiên phải tránh nhưng đa số người bệnh vảy nến lại không gặp trục trặc với tôm, cá.

Mặt khác, người bệnh vảy nến nên nói không với các món sau đây khi bệnh đang phát tán: Thịt, sữa, trứng (vì chứa nhiều chất xúc tác cho phản ứng viêm tấy không chỉ ngoài da mà trong khớp, trên thần kinh ngoại biên); rượu, bia (vì độ cồn là đòn bẩy cho phản ứng phóng thích các loại chất đạm sinh dị ứng.

Hơn nữa, khả năng giải độc rượu của gan suy giảm rất nhiều ở người bị vảy nến. Với cùng một lượng rượu nhưng độ cồn trong máu của người bệnh vảy nến bao giờ cũng cao tối thiểu gấp đôi nếu so với người không bệnh).

HỎI ĐÁP VỀ BỆNH VẨY NẾN

Thưa bác sĩ, Hiện tại tôi bị ngứa và chóc vẩy ở đầu móng tay,đầu đi khám bs nói đó là bệnh vẩy nến. Cho tôi hỏi đó có phải không? Xin hỏi nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị. Nên dùng kiên những thức ăn và uống gì? Chân thành cảm ơn.

(ĐỒNG QUỐC DUY)


Bệnh vẩy nến toàn thân

Trả lời: 

Bệnh vẩy nến là do sự rối loạn điều tiết tạo nên một màng ngăn bám chặt trên da. Màng bám này sản sinh tế bào nhanh gấp 10 lần so với bình thường rồi chết. Nhưng thay vì mất đi như tế bào chết bình thường thì nó nổi lên thành từng vẩy trắng.

Chúng thường xuất hiện ở đầu gối, khuỷu tay, da đầu nhưng đôi khi cả ở thân thể, gan bàn tay, bàn chân và các ngón chân.

Triệu chứng của bệnh vẩy nến bao gồm:

- Các tế bào da chết dày lên, những nốt vẩy da gây ngứa, các vẩy như vẩy cá trên da ngày càng phát triển. Sâu dưới vẩy có màu hồng còn phía trên vẩy da thì màu trắng.

- Các vẩy này phát triển trên da đầu, đầu gối, khuỷu tay, phần trên của thân là nhiều. Tuy nhiên, khi chúng phát triển ở móng tay và móng chân, thì các vẩy trở nên dày hơn, sần sùi và không màu.

- Những vẩy như vẩy cá, màu đỏ gây tổn thương da ở lòng bàn tay với các mụn nhỏ là dấu hiệu của vẩy nến ở lòng bàn tay, và xuất hiện dấu hiệu tương tự gọi là vẩy nến ở bàn chân. Và nó liên quan đến các khớp, dễ phát triển thành bệnh viêm khớp vẩy nến.

Một số cách chữa bệnh vẩy nến như sau:

- Cách giúp giảm bệnh vẩy nến hiệu quả nhất được nhiều bác sĩ khuyên dùng là ngâm mình (hoặc phần da bị vẩy nến) trong nước ấm từ 10 đến 15 phút, sau đó bôi thuốc dưỡng ẩm làm mềm da để giúp da mềm và ẩm hơn.

- Dùng thuốc mỡ axit salixilic để làm mềm da và thuốc này cũng giúp bong các vẩy nến trên da.

- Dùng kem chứa thành phần steroid cũng có hiệu quả, tuy nhiên vì loại này cũng có thể gây hại đến da nên cần được hỏi bác sĩ tư vấn xem có thích hợp với loại da của bạn không.

- Dùng thuốc mỡ chứa thành phần calcipotriene vì nó liên kết với vitamin D và cho kết quả tốt như kem hydrocortisone để điều trị vẩy nến.

- Thuốc mỡ có chứa thành phần nhựa than đá và dầu gội có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh nhưng thuốc này dễ gây tổn thương vùng da xung quanh. Thuốc này bạn cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ.

- Thuốc mỡ Anthralin sau khi bôi khoảng 10 - 30 phút thì cho tác dụng làm bong các vẩy nến, tạo tế bào da mới và tế bào da bình thường. Tuy nhiên thuốc mỡ anthralin có thể làm da bạn bị tấy đỏ lên và phải sau vài tuần mới hết được.

- Đơn thuốc chứa vitamin A thì không có tác dụng bằng steroid nhưng phụ nữ đang ở độ tuổi sinh đẻ thì nên dùng thuốc này hơn. Tuy nhiên đơn thuốc chữa vẩy nến cần phải được tư vấn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Lưu ý khi chăm sóc da

- Khi bạn phơi nắng, dù tia cực tím chưa đủ để làm cháy nắng làn da của bạn nhưng cũng đủ để gây thương tổn cho da, nhất là lúc này da bạn đang bị rối loạn điều tiết sinh ra bệnh vẩy nến. Vì vậy cần tránh tiếp xúc với tia cực tìm càng nhiều càng tốt.

- Ngoài ra để tránh bệnh vẩy nến phát triển và lan rộng bạn cần tránh làm tổn thương da, côn trùng cắn, nhiễm vi khuẩn và vi rút, cháy nắng, stress, rượu và tăng cân.

- Nếu bệnh vẩy nến trở nên nặng và khó chữa thì có thể bạn chọn phương pháp dùng tia PUVA kết hợp với thuốc trị vẩy nến. Tuy nhiên cách này có thể làm tăng nguy cơ ung thư da hơn là bạn dùng tia UVB để điều trị mà cũng cho kết quả tương tự.

Hãy đến khám bác sĩ nếu:

- Bệnh vẩy nến của bạn trở nên tồi tệ hơn sau khi bạn ngừng dùng thuốc corticosteroid (thuốc hen). Có thể bạn cần một đơn thuốc khác để điều trị bệnh này.

- Những tổn thương da của bạn không phản ứng lại với bất kỳ cách điều trị nào, thì cần phải kiểm tra lại những thương tổn dưới da.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị vảy nến

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh vảy nến, nhưng hình thức thường được áp dụng vẫn là các loại thuốc có chứa corticosteroid. dù vậy hiệu quả vẫn chưa được như mong muốn vì hai trở ngại cơ bản:

- Bệnh không dứt hẳn sau khi ngưng thuốc.

- Thuốc có nhiều phản ứng phụ tai hại không thua căn bệnh.

Hiện nay có khuynh hướng trở về với dinh dưỡng liệu pháp nhằm vận dụng hoạt chất dễ dung nạp trong thực phẩm để thay thế các chất dễ gây hại trong dược phẩm.

Thực phẩm ưu tiên:

Cá biển: loại có nhiều 3-Omega như cá hồi, cá thu, cá saba… Nghiên cứu cho thấy nếu dùng 150g mỗi ngày trong nhiều ngày liên tục có thể giảm lượng thuốc corticosteroid đến phân nửa mà không mất hiệu năng của thuốc nhờ 3-Omega có tác dụng ức chế các chất sinh viêm trong bệnh vảy nến như leucotriene 3 và 5.

Rau quả: có nhiều beta-carotin như trái bơ, cà rốt và đặc biệt là xoài để bảo vệ cấu trúc mong manh của da.

Mè đen: vừa chứa dầu béo có cấu trúc tương tự 3-Omega, vừa cung cấp sinh tố E cần thiết cho lớp sợi liên kết (collagen) dưới da.

Bông cải xanh: để bổ sung acid folic là tác nhân sinh học giữ vai trò quan trọng trong tiến trình tổng hợp kháng thể. Chất này lại rất dễ thiếu trong bệnh vảy nến.

Nghêu sò: nhằm cung ứng kẽm, khoáng tố tối cần thiết không chỉ cho da mà cho sức đề kháng. Người bị vảy nến không nên có định kiến phải tránh hải sản vì sợ đó là các món ăn vào thêm ngứa. Quan điểm đó chỉ đúng nếu người bệnh dị ứng với hải sản nào đó.

Và hạn chế:

Rượu bia: vì độ cồn là đòn bẩy cho phản ứng thoái biến các loại chất đạm có tác dụng sinh dị ứng. Hơn nữa, tiến trình giải độc rượu của gan bị trì trệ rất nhiều ở người có cơ địa vảy nến.

Kết luận

Vẩy nến là bệnh hơi khó trị, cần kiên nhẫn. Bác sĩ lo chọn lựa thuốc, bệnh nhân cũng cần hợp tác với bác sĩ và tự chăm sóc bệnh của mình.

-Tắm mỗi ngày để loại bỏ vẩy bám trên da. Tránh nước quá nóng, xà bông quá mạnh làm da thêm khô ngứa. Lau da nhẹ nhàng tránh gây tổn thương thêm.

-Pha dầu tắm như Epson, Dead Sea salt, dầu thực vật trong bồn nước, ngâm mình khoảng 15 phút cho da mềm.

-Ngay sau khi tắm, da còn hơi nước, thoa các loại kem làm ẩm da. Mùa lạnh khô, cần thoa kem làm ẩm da nhiều lần trong ngày.

-Nhớ thoa và dùng thuốc trị bệnh do bác sĩ chỉ định

-Giữ hẹn tái khám để bác sĩ theo dõi tiến triển bệnh, thay đổi trị liệu.

-Phơi nắng nhẹ cũng giúp phần nào nhưng đừng để da cháy nắng

-Tránh gãi chỗ ngứa. Giữ da ấm.

-Tìm hiểu thêm về bệnh để biết cách chăm sóc, tránh tái phát hoặc trầm trọng hơn.

Đôi khi người bệnh cũng nên có thái độ hòa hoãn, sống chung hòa bình với Vẩy Nến, một bệnh tương đối lành tính, tuy khó chữa, nhưng không gây hậu quả hiểm nghèo như nhiều bệnh khác.

(Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)

BÀI THUỐC ĐÔNG Y TRỊ VẨY NẾN

Bệnh vẩy nến là do sự rối loạn điều tiết tạo nên một màng ngăn bám chặt trên da. Màng bám này sản sinh tế bào nhanh gấp 10 lần so với bình thường rồi chết. Nhưng thay vì mất đi như tế bào chết bình thường thì nó nổi lên thành từng vẩy trắng.


Bệnh vẩy nến

Triệu chứng:

Bệnh thường phát về mùa Đông, ở da đầu và mặt ngoài tứ chi, nặng thì có thể phát ra toàn thân, có thể kèm theo sưng đau các khớp tay chân.
- Các tế bào da chết dày lên, những nốt vẩy da gây ngứa, các vẩy như vẩy cá trên da ngày càng phát triển. Sâu dưới vẩy có màu hồng còn phía trên vẩy da thì màu trắng.
- Các vẩy này phát triển trên da đầu, đầu gối, khuỷu tay, phần trên của thân là nhiều. Tuy nhiên, khi chúng phát triển ở móng tay và móng chân, thì các vẩy trở nên dày hơn, sần sùi và không màu.

- Những vẩy như vẩy cá, màu đỏ gây tổn thương da ở lòng bàn tay với các mụn nhỏ là dấu hiệu của vẩy nến ở lòng bàn tay, và xuất hiện dấu hiệu tương tự gọi là vẩy nến ở bàn chân. 
Bệnh vẩy nến đã được mô tả rất sớm trong Đông y, những bệnh danh: ngưu bì tiên, tùng bì tiên và hiện nay là ngân tiết bệnh. Về căn nguyên, bệnh thường do bản tạng là huyết nhiệt khi gặp phải các yếu tố lục dâm phong, hàn, nhiệt, táo, thấp sẽ có các biểu hiện khác nhau. Nhưng lâm sàng thường tập trung vào 3 thể lớn: huyết hư, huyết nhiệt và huyết ứ; khi có nhiễm trùng là thể nhiệt độc.
Phép trị: Tăng cường chức năng giải độc của gan, sơ phong, mát gan mát huyết, thanh nhiệt, trừ thấp. Bệnh lâu cần Khu phong, dưỡng huyết hoạt huyết, nhuận táo thu hiệu quả tốt.
Bài thuốc tham khảo:

+ Phương 1: Hoàng kỳ Quế chi thang
- Thành phần: Hoàng kỳ 50g, Quế chi 15g, Đương qui 15g, Phòng phong 15g, Liên kiều 15g, Cam thảo 10g.
- Cách dùng: Thuốc trên thêm lượng nước thích hợp ngâm, sắc, mỗi ngày 1 thang, phân 2 lần uống ấm.
- Chứng thích ứng: Vảy nến.
- Hiệu quả điều trị: Trị liệu 212 ca, trị khỏi 172 ca, hiệu quả rõ 19 ca, hữu hiệu 19 ca, hiệu suất 97%, liệu trình bình quân là 42 ngày.
- Chú ý: Thời gian uống thuốc kiêng ăn đồ cay nóng.

+ Phương 2: Sinh Nguyên Ẩm
- Thành phần: Sinh địa, Huyền sâm, Chi tử, Bản lam căn mỗi vị 15g, Bồ công anh, Cúc hoa, Cát cánh, Đương qui, Xích thược, Thiên hoa phấn mỗi vị 10g, Bối mẩu, Thổ phục linh, Địa đinh thảo mỗi vị 12g, Cam thảo 6g.
- Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang, phân 2 lần uống ấm.
- Chứng thích ứng: Vảy nến.
- Hiệu quả điều trị: Trị liệu 50 ca, khỏi 26 ca, hiệu quả rõ 11 ca, hữu hiệu 8 ca, hiệu suất 90%.

LÀM GÌ ĐỂ HẠN CHẾ BỆNH VẨY NẾN TÁI PHÁT


Khi bị bệnh vẩy nến ngoài việc phải điều trị bằng thuốc để làm giảm các triệu chứng thì cũng cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng góp phần hạn chế vảy nến tái phát 


1.Một số loại thực phẩm bạn nên ưu tiên:

Ảnh minh họa

- Uống nhiều nước: nên uống gấp 2 - 3 lần bình thường.
- Nên ăn các thực phẩm nguyên hạt như: ngũ cốc nguyên hạt, gạo nâu (gạo lức), và lúa mỳ). Giảm ăn các loại như lúa mỳ trắng, gạo trắng và các sản phẩm thực phẩm đã qua tinh chế mất đi vitamin B. 
- Cá biển: loại có nhiều 3-Omega như cá hồi, cá thu, cá saba...
- Rau quả: các loại quả có nhiều beta-carotin như: trái bơ, cà rốt, xoài để bảo vệ cấu trúc mong manh của da. Ăn nhiều rau xanh. Ăn càng nhiều lá xanh càng tốt, đặc biệt là cải xoăn. Ăn các rau quả sạch, không chứa thuốc trừ sâu.
- Mè đen: vừa chứa dầu béo có cấu cần thiết không chỉ cho da mà cho sức đề kháng. 
- Bông cải xanh: để bổ sung acid folic là tác nhân sinh học giữ vai trò quan trọng trong tiến trình tổng hợp kháng thể. 

- Nghêu sò: nhằm cung ứng kẽm, khoáng tố tối tránh hải sản vì sợ đó là các món ăn vào thêm ngứa.

2. Tuy nhiên cũng có những thực phẩm cần nên hạn chế:

- Thịt: vì chứa nhiều arachidon là chất xúc tác cho phản ứng viêm tấy. 
- Sữa góp phần tạo chất nhờn và làm trầm trọng thêm một số bệnh tự miễn. 
- Rượu bia: vì độ cồn là đòn bẩy cho phản ứng thoái biến các loại chất đạm có tác dụng sinh dị ứng. Hơn nữa, tiến trình giải độc rượu của gan bị trì trệ rất nhiều ở người có cơ địa vảy nến.
- Đường: Giảm lượng đường trắng đã qua tinh chế cũng như frutose, đường từ ngô, mật ong và các chất làm ngọt khác. Hạn chế nước hoa quả ngọt và các loại hoa quả chứa nhiều đường.
- Tránh những thức ăn có men , các loại nước ngọt, trà đậm, cà phê thuốc lá, không ăn các chất cay nóng, mỡ heo, hạn chế ăn các loại chiên xào, các chất kích thích như ớt, tiêu...
- Tránh dùng những đồ nướng, rán: thịt, đậu, cá nướng rán vì có nhiều gốc tự do có thể làm tái phát bệnh vẩy nến.

3. Chế độ sinh hoạt

- Tắm mỗi ngày để loại bỏ vẩy bám trên da. Tránh nước quá nóng, xà bông quá mạnh làm da thêm khô ngứa. Lau da nhẹ nhàng tránh gây tổn thương thêm.
- Ngay sau khi tắm, da còn hơi nước, thoa các loại kem làm ẩm da. Mùa lạnh khô, cần thoa kem làm ẩm da nhiều lần trong ngày (Kem vaseline).
- Tránh gãi chỗ ngứa. Giữ da ấm. 
- Tránh làm tổn thương da, tránh kì cọ, côn trùng cắn, nhiễm vi khuẩn và vi rút, cháy nắng, stress, rượu và tăng cân.
- Tránh nhiễm khuẩn: Đặc biệt là nhiễm khuẩn tai mũi họng.
- Người bệnh nên giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, giữ tâm trạng thoải mái, không mặc cảm. Tránh tâm trạng bất an, bi quan quá lo buồn để tránh tái phát.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm Kim Miễn Khang là sản phẩm khá hiệu quả cho bệnh nhân vẩy nến cũng như bệnh nhân mắc các bệnh tự miễn khác do Kim miễn khang giúp tăng cường năng lượng tế bào giúp các tế bào nhận diện chính xác hơn đồng thời có tác dụng giảm viêm, giảm sưng do đó giảm các triệu chứng của vẩy nến và tránh tái phát

MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ BỆNH VẨY NẾN HIỆN NAY

Mục tiêu điều trị bệnh vẩy nến hiện nay chủ yếu dựa vào những điểm chính sau:


Ảnh minh họa

-Ngăn cản sự xâm nhập của các tế bào T hoạt hóa từ tế bào nội mô vào thượng bì và bì;

-Ngăn cản quá trình sản xuất cytokine Th1;

-Trực tiếp kháng lại các đáp ứng của cytokine Th1;

Vẩy nến hiện nay vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ làm giảm, sạch thương tổn và kéo dài thời gian tái phát. Có nhiều phương pháp điều trị và dựa vào tuổi, phái, dạng lâm sàng, vị trí sang thương cũng như sự lan tỏa của bệnh.
Điều trị tại chỗ thường được sử dụng trong vẩy nến mức độ nhẹ và trung bình. Vẩy nến mức độ trung bình và nặng có thể phải sử dụng quang trị liệu hoặc thuốc hệ thống.

Điều trị tại chỗ

Có rất nhiều thuốc được sử dụng tại chỗ trong điều trị vẩy nến. Gần đây, một số loại thuốc mới như tazaroten và tacrolimus cũng có hiệu quả trong điều trị vẩy nến.
Thuốc điều trị tại chỗ :Corticoisteroid: Dễ sử dụng, tác dụng nhanh .Calcipotriene: Dung nạp tốt. Anthralin. Acid salicylic. Tazarotene

Điều trị hệ thống cổ điển

Cyclosporin: Hiệu quả cao. Methotrexate. Acitretin. Fumaric acid ester. Hydroxyurea. Dapson

Một số tuốc mới trong điều trị vẩy nến: Alefacept .Efalizumab (anti-CD11a) .OKTcdrα (anti-CD4) .CTLA4-Ig .Infliximab (anti TNF-α) .Etanercept (anti TNF-α) Adalimumab (anti TNF-α) .IL-10 .Onercept (anti TNF-α) .AYURDERME và Kliquidclorophyl-A 
Trong đó: Alefaceft là một protein tái kết hợp, bao gồm đoạn tận cùng IFA-3 (kháng nguyên liên quan chức năng bạch cầu) và đoạn Fc của IgGI của người. Thuốc này được Cơ Quan Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhận trong điều trị vẩy nến mảng trung bình và nặng vào tháng 1/2003.

Efalizumab là một kháng thể đơn clon IgG1 được nhân hóa trực tiếp chống lại bán đơn vị CD11a trong LFA-1. Efalizumab được điều chế từ tế bào buồng trứng chuột đồng Trung Quốc và được nhân hóa nhằm làm giảm tính sinh miễn dịch. Thuốc này được FDA công nhận trong điều trị vẩy nến vào tháng 10/2003.
Etanerceft là một phân tử tái kết hợp bao gồm thụ thể TNF-ap75 của người (yếu tố hoại tử khối u) và đoạn Fc của IgG1 của người. Etanerceft là một protein hợp chất nhị trùng được điều chế từ tế bào buồng trứng chuột đồng Trung Quốc và được công nhận trong điều trị viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nến và viêm cứng cột sống.

Rosiglitazone maleate là một thiazolidinedione uống được Hoa Kỳ công nhận trong điều trị đái tháo đường loại 2 và hiện đang được nghiên cứu trong điều trị vẩy nến. Thuốc này là một đồng vận mạnh và chọn lọc của PPAR-g (thụ thể hoạt hóa yếu tố tăng sinh peroxisome). Chất này có tác dụng ức chế sản xuất cytokine và thúc đẩy sự biệt hóa tế bào.

Tazarotene là một retinoid, gần đây được công nhận trong điều trị vẩy nến mảng với dạng uống. Tazarotene chuyển hóa thành chất hoạt động, acid tazarotenic và có thời gian bán hủy từ 7 – 12 giờ. Vì vậy, tazarotene có thể là thuốc thay thế an toàn trong điều trị vẩy nến bằng retinoid hệ thống đối với những phụ nữ ở tuổi sinh đẻ.
AYURDERME và Kliquidclorophyl-A ;Thuốc thảo dược cho hiệu quả rất tốt .Tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh cao đặc biệt không có tác dụng phụ

Kết luận

Vẩy nến là một bệnh do phản ứng miễn dịch gây viêm. Các thuốc ức chế miễn dịch hiện nay có hiệu quả trong việc kiểm soát vẩy nến đến một mức độ nhất định nhưng cũng còn nhiều bất lợi như độc tính cao và dễ tái phát khi ngưng điều trị. Thế hệ điều trị mới tập trung chủ yếu vào các mục tiêu chuyên biệt trong phản ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Chúng ta có thể hy vọng trị liệu như thế sẽ giúp bệnh nhân dung nạp tốt hơn và không còn những tác dụng phụ nghiêm trọng như độc gan, độc thận và ức chế tủy.

Kiêng ky Và hạn chế:

Thịt, sữa, trứng: vì chứa nhiều arachidon là chất xúc tác cho phản ứng viêm tấy không chỉ ngoài da, mà trong khớp, trên thần kinh ngoại biên…
Rượu bia: vì độ cồn là đòn bẩy cho phản ứng thoái biến các loại chất đạm có tác dụng sinh dị ứng. Hơn nữa, tiến trình giải độc rượu của gan bị trì trệ rất nhiều ở người có cơ địa vảy nến.

TIẾN GẦN ĐẾN PHƯƠNG PHÁP MỚI ĐIỀU TRỊ BỆNH VẨY NẾN

Các nhà khoa học Israel thuộc Đại học Ben Gurion đang tiến gần tới việc tìm ra công thức điều chế một loại thuốc có thể chữa được bệnh về da liên quan tới cơ chế tự miễn dịch, được gọi là bệnh vẩy nến.


Giáo sư Amir Aharoni. (Nguồn: israel21c.org)

Công trình nghiên cứu này, do giáo sư Amir Aharoni của khoa Khoa học sự sống chủ trì, đã tìm ra cách ngăn chặn quá trình viêm nhiễm và bong da điển hình của bệnh vẩy nến.

Theo giáo sư Aharoni, bệnh vẩy nến xuất hiện do sự mất cân bằng tự nhiên giữa các dấu hiệu viêm và chống viêm.

Nhóm nghiên cứu đã tìm cách ngăn cản sự phân bào của protein có tên là IL17. Đây là loại protein gây viêm nhiễm và khi cơ thể sản sinh ra lượng protein này ở mức cao thì cơ thể sẽ phản ứng chống lại. Các nhà nghiên cứu đã phát triển một loại protein có tên IL17R có thể ngăn chặn quá trình sản xuất ra IL17.

Các nhà nghiên cứu Israel đã hoàn thành nghiên cứu giai đoạn đầu tiên ở chuột thí nghiệm được cấy da người nhiễm bệnh. Tuy nhiên còn phải mất một thời gian dài nữa phương pháp này mới được bắt đầu thử nghiệm trên bệnh nhân.

Giáo sư Aharoni cho biết, mặc dù các thí nghiệm trên chuột gần như đã thành công 100% song quá trình chữa bệnh theo hướng này mới chỉ bắt đầu và chưa thể nói trước được là sẽ mất bao nhiêu năm nữa để có thể hoàn thiện phương pháp chữa bệnh này.

Theo giáo sư Aharoni, kết quả thử nghiệm khả quan trên mở ra một hướng nghiên cứu mới đối với các loại bệnh khác liên quan tới cơ chế tự miễn dịch và bệnh ung thư. Nhóm nghiên cứu của ông cũng đã bắt đầu nghiên cứu bệnh viêm khớp vì cho rằng liệu pháp protein rất hữu ích trong việc chữa trị loại bệnh này.

VẨY NẾN DI TRUYỀN

Ở Việt Nam, vẩy nến chiếm 3-5% tổng số bệnh nhân đến khám da liễu. Đây là bệnh tự miễn do nhiều yếu tố gây nên, khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát.
Vẩy nến ở tay
Đến nay, các nhà khoa học đã tổng kết một số nguyên nhân chính gây vẩy nến, bao gồm: yếu tố di truyền (40% trường hợp cha mẹ mắc vẩy nến di truyền sang con); yếu tố tâm lý (stress); nhiễm khuẩn; dùng thuốc không đúng cách (thuốc kháng sốt rét tổng hợp); môi trường ô nhiễm, ánh sáng mặt trời, chấn thương thượng bì,... Những người nghiện rượu, thuốc lá cũng có nguy cơ mắc vẩy nến cao hơn ở những người khác.

Về điều trị, bác sĩ có thể dùng cho bệnh nhân thuốc điều trị tại chỗ chứa acid salicylic, phối hợp với nhóm thuốc corticoid, thuốc điều trị toàn thân,… Tuy nhiên, khi sử dụng các thuốc này, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ đáng tiếc. Người bệnh cũng có thể được áp dụng biện pháp trị liệu ánh sáng như chiếu tia UVB, PUVA (quang hóa trị liệu). Tuy nhiên, phương pháp này có nguy cơ dẫn đến ung thư da.

Hiện nay, nhiều bệnh nhân đang tin tưởng lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không có tác dụng phụ, hiệu quả trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa vẩy nến, tiêu biểu cho xu hướng này và đã được chứng minh cải thiện triệu chứng, hỗ trợ điều trị, ngăn chặn vẩy nến tái phát.

NGỪA TÁI PHÁT VẨY NẾN

Chương trình với sự tham gia của PGS.TS Phạm Văn Hiển – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung Ương. Quý vị quan tâm có thể theo dõi trực tuyến và tham gia giao lưu bằng cách đặt câu hỏi ngay từ bây giờ TẠI ĐÂY.

Đọc Thêm : Bệnh vẩy nến

PGS.TS Phạm Văn Hiển. Nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu
Trung Ương- Chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Da liễu.

Thương tổn da và ngứa là biểu hiện thường gặp và điển hình của bệnh vẩy nến, đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ, khiến bệnh nhân tự ti, ngại giao tiếp. Bà Nguyễn Thị Sâm (ở Tân Yên, Bắc Giang) bị vẩy nến thể giọt, toàn thân bà, trừ lòng bàn tay, bàn chân và mặt là không bị, còn lại đỏ rực; các nốt này làm bà Sâm luôn ngứa ngáy, khó chịu và tự ti, mặc cảm vô cùng: “Suốt ngày tôi phải mặc quần áo dài, dù vào mùa hè, thời tiết nóng nực đến mấy. Chẳng bao giờ tôi dám đi du lịch hay tắm biển, địa phương có hội hè gì cũng không dám tham gia. Tôi bán hàng ăn uống nên càng ngượng. Lúc bị nặng quá, tôi phải nghỉ làm để trông cháu. Thế cũng chưa hết, đi trông cháu thì chỉ sợ lây sang con cháu nên cái gì cũng phải dùng riêng… Mỗi lần tắm gội, nhìn cơ thể chi chít những nốt đỏ rực, ngứa ngáy, tôi lại cảm thấy chán chường, chỉ nghĩ muốn đi đâu thật xa để không ai biết đến mình, khỏi phải khổ con cháu” - bà Sâm chia sẻ.

Vẩy nến là bệnh tự miễn, tuy nhiên, dưới tác động của các yếu tố: stress, nhiễm khuẩn, chấn thương cơ học, vật lý, rối loạn nội tiết, thuốc tây y... có thể kích thích bệnh tái phát hoặc nặng hơn. Bệnh nhân thường thấy xuất hiện thương tổn trên da, hay gặp nhất là những mảng đỏ có vẩy trắng dày phủ trên bề mặt, nhiều lớp xếp chồng lên nhau, khi bong giống như sáp nến, đường kính từ 1- 20 cm, thường ở các vùng tì đè như: khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cùng, mông. Bệnh nhân còn có thể bị sốt, mệt mỏi, căng đau, ngứa ngáy ở vùng da bị bệnh. Những thương tổn trên da và cảm giác ngứa, bứt rứt, khó chịu,… làm giảm chất lượng sống của người bệnh.

Hiện nay, mặc dù đã có những nghiên cứu về nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị giảm ngứa, tổn thương da ở bệnh vẩy nến nhưng hiệu quả vẫn còn nhiều hạn chế, tần suất tái phát khá cao. Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân vẫn còn khá tự ti, ngại giao tiếp với những người xung quanh do tổn thương trên da của bệnh.

Vì vậy, vấn đề cấp bách hiện nay là cần nâng cao sự hiểu biết cho cộng đồng về căn bệnh này. Các chuyên gia khuyến cáo, để tăng hiệu quả điều trị, bệnh nhân mắc vẩy nến cần giữ tâm lý luôn được thoải mái, lạc quan, hạn chế một số đồ uống kích thích như: rượu, cà phê hoặc hút thuốc lá, kết hợp với một số thuốc bôi ngoài da theo chỉ định của bác sĩ .

Ngay bây giờ, để được chuyên gia đầu ngành tư vấn, giải đáp thắc mắc về phương pháp điều trị giảm ngứa và tổn thương da ở bệnh vẩy nến, quý vị có thể tham gia chương trình giao lưu trực tuyến hoặc đặt câu hỏi TẠI ĐÂY.
Thanh Hòa

ĐỊA CHỈ TIN CẬY VỚI NGƯỜI BỆNH





             


                  TÔI ĐÃ TỪNG GIAN NAN NHƯ THẾ

Chắc cũng giống như bao người khi cầm trên tay kết quả xét nghiệm bị bệnh vẩy nến của 
Bệnh viện da liễu tâm trạng tôi buồn và chán nản lắm.Tuổi 25 với bao hoài bão lí tưởng sống giờ với tôi như khép lại.Tìm hiểu trên mạng tôi được biết y học thế giới và y học trong nước đều bó tay với căn bệnh này.Sau khi điều trị đến hai lượt thuốc ở Bệnh viện da liễu mà không có kết quả gì thì tôi đã mất niềm tin vào các bác sĩ rồi.Có bệnh phải vái tứ phương,tôi đã đặt chân đến không biết bao nhiêu bệnh viện, nhà thuốc để chạy chữa căn bệnh này từ nhà thuốc102 Trần Hưng đạo ở Hà Nội, đến phòng khám Hà Giang ở Tứ Kì Hải Dương rồi đến Bảo Thanh đường ở Thường Tín…Chỗ nào cũng quảng cáo chữa khỏi bệnh vẩy nến nhưng cuối cùng hiệu quả chẳng thấy đâu mà tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm.Tôi tuyệt vọng vô cùng,ngại tiếp xúc không dám yêu ai,nghỉ hè mọi người hào hứng với những buổi đi tắm biển còn tôi thì viện hết lí do này đến lí do khác để thoái thác,dần dà tôi sống khép mình.Rời cơ quan là tôi lao ngay về nhà với bốn bức tường lạnh lẽo. Trong lúc tuyệt vọng và đôi khi định tìm đến cái chết thì một bước ngoặt đến với tôi khi tình cờ lang thang trên mạng tôi có đọc được bài chia sẻ của một anh với tiêu đề “căn bệnh quái ác”. đọc bài chia sẻ tôi như được tiếp thêm nghị lực và nhen nhóm trong tôi một niềm tin về một phương pháp điều trị hiệu quả.Theo số điện thoại và địa chỉ tôi tìm đến 658 đường Láng nơi khám bệnh của bs Phượng.Sau khi kiểm tra tình hình bệnh cô cho thuốc và hướng dẫn rất cặn kẽ.Cô hướng dẫn về nhà lấy 1 nắm hạt đậu đen rang cháy trải giấy báo ra nền nhà và rải đậu lên đến khi nguội thì cho vào ấm đun làm nước uống hằng ngày.Thuốc bôi là một dung dịch có tên là dược liệu trị vẩy nến,thuốc uống là viên cao màu đen được cô từ thuốc nam,một viên uống được ba ngày.Cầm đơn thuốc về nhà tôi tiến hành điều trị ngay,mấy ngày đầu đúng như cô nói là tình trạng “công” thuốc tức là bệnh có xu hướng nặng thêm,ngữa dữ dội hơn,sang đến ngày thứ 5 thì những triệu trứng giảm dần,da bắt đầu mềm hơn và ngứa giảm hẳn.Những ngày tiếp theo tình trạng ngứa hết hoàn toàn các vẩy cũng bắt đầu bong da theo dạng cám. Sau quá trình điều trị khoảng gần hai tháng tôi chấm dứt hoàn toàn dấu hiệu của bệnh vẩy nến. đem niềm vui đó nói với cô ngày đến khám lại mới được cô cho biết:Vẩy nến là một bệnh mãn tính tức là chỉ sau một khoảng thời gian từ 3 đến 7 năm tùy cơ địa từng người bệnh sẽ xuất hiện trở lại.Những nơi quảng cáo chữa khỏi vĩnh viễn bệnh vẩy nến là nói không trung thực và thiếu hiểu biết khoa học và y lý y học cổ truyền.Với tôi quãng thời gian từ 3 đến 7 năm cũng là hạnh phúc lắm rồi,quan trọng hơn là tôi tìm được một vị cứu tinh của đời mình.Sau khi nghe cô dặn dò về việc kiêng khem tôi xin phép cô ra về,cô cười và bảo hẹn gặp cậu sau 7 năm nữa nhé.Tôi trở lại với công việc thường ngày và đã lập gia đình,nhớ lại quãng thời gian kinh khủng ngày trước tôi viết những dòng này nhằm chia sẻ để các anh chị có thêm kinh nghiệm chữa trị.

                                                                                     Thành Trung 
                                                Diễn đàn xã hội và cuộc sống

CHIA SẺ KINH NGHIỆM CHỮA VẨY NẾN BẰNG BÀI THUỐC CỦA LƯƠNG Y VIỆT NGA

Mẹ cháu bị vẩy nến đã hơn 10 năm.Chạy chữa nhiều nơi dùng nhiều thứ thuốc mà bệnh không khỏi và có xu hướng nặng thêm.Cháu và gia dình đã rất cố gắng chạy chữa nhưng kết quả vẫn là con số không.Vừa rồi bạn mẹ cháu có đến chữa chỗ Lương y Việt Nga thấy kết quả rất khả quan.Vẩy xuống chậm nhưng xuống đến đâu sạch đến đấy không mọc lại.Cháu định đưa mẹ đến đó chữa nhưng vẫn hơi lăn tăn,cháu muốn xin mọi người ít kinh nghiệm.Ai đã từng điều trị chỗ đó rồi xin cho cháu một số thông tin.Cháu xin cảm ơn.

VẨY NẾN LÀ GÌ?

Vảy nến (Psoriasis) là một bệnh ngoài da mãn tính, hay tái phát với đặc trưng là những mảng hồng ban có vảy trắng bạc và dính rất ngứa, thường có trên khuỷu tay, cánh tay trước, đầu gối, chân, da đầu...


Bệnh vảy nến do rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì (da), điều trị rất khó khăn, dễ gây chán nản vì không có thuốc đặc trị.
Vẩy nến ở chân
Bệnh có ở 1,5-2% dân số thế giới, gặp nhiều ở vùng Bắc Âu với tỷ lệ 1,5 - 3% và 7-10% tổng số các bệnh nhân đến các phòng khám da liễu ở Việt Nam với di truyền tính trội.

Đến nay, dù chưa hiểu được hết căn nguyên của bệnh nhưng các nhà khoa học thấy có một số nguyên nhân chính:

Yếu tố di truyền: 70% trường hợp song sinh cùng mắc, 30% trường hợp có yếu tố gia đình.

Yếu tố tâm lý: Bệnh gia tăng hoặc tái phát liên quan chặt chẽ tới stress.

Nhiễm khuẩn: Yếu tố này thấy rõ ở trẻ em, nhất là với vảy nến thể giọt, bệnh giảm khi dùng kháng sinh penicillin.

Vai trò của thuốc: Bệnh gia tăng khi dùng các loại thuốc như kháng sốt rét tổng hợp, lithium. Đặc biệt, sử dụng corticoid đường toàn thân làm bệnh nặng lên khi dừng thuốc và tiến triển sang thể đỏ da toàn thân hoặc thể mủ.

Triệu chứng
Đặc điểm bệnh rất dễ nhận thấy bởi những tổn thương riêng lẻ có giới hạn rõ. Người bệnh thấy xuất hiện các đám mảng đỏ kích thước khác nhau, từ vài milimet đến vài chục centimet, hơi gồ cao, nền cứng cộm. Vảy nhiều tầng, nhiều lớp, dễ bong, khi cạo vụn ra như bột phấn, như vết nến rơi lả tả. Vảy tái tạo rất nhanh, số lượng nhiều. Thương tổn mới xuất hiện trên các vùng bị kích thích như gãi, tiêm, mổ; kích thích lý hóa... thường xuất hiện đầu tiên ở vùng da đầu và vùng bị tỳ đè, sau vành tai, khuỷu tay, đầu gối, hông, vùng cơ quan sinh dục. Đôi khi bệnh lan khắp cơ thể. Có khi còn gặp vảy nến ở nếp gấp hay dạng đỏ da lan tràn toàn thân và khó điều trị. Móng tay, lông mày, rốn, hậu môn cũng thường bị bệnh trong 60% các trường hợp.

Vảy nến là bệnh không lây lan (trừ khi bệnh xâm nhập xương khớp hoặc nhiễm độc), không gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, chỉ ảnh hưởng tâm lý, buồn phiền vì da... chẳng giống ai.

Điều trị

Hiện nay không có trị liệu nào dứt được bệnh vảy nến, mà chỉ làm dịu tạm thời.

Thường thường, vảy nến được chữa theo ba phương thức:

1- Thuốc bôi ngoài da: Loại Corticosteroids như ultravate, tenovate, psorcon; Loại Donovex thuộc nhóm vitamin A analog; Loại Topical Retinoid như tazorac; Nhóm Coal Tar; Acid Salycylic 5%, dầu hắc ín, dithranol, calcipotriol, tazanotene.

2- Điều trị toàn thân với methotrexate, cyclosporine, saulfasalazine, acitretin.

Các loại thuốc này phải được bác sĩ kê đơn và theo dõi vì chúng khá độc.

Bệnh vảy nến có thể chữa bằng Skin cap Spray.

Tháng 1/2003, FDA chấp thuận cho tiêm thuốc amevive (alefacept) dược phẩm sinh học tác dụng trên tế bào miễn dịch T cell để trị bệnh nghi là do miễn dịch gây ra.

3- Trị liệu bằng thuốc đông y.Hiện ở Việt Nam thường ứng dụng công trình nghiên cứu của Lương Y nhân dân Lâm Tuệ Phương về sử dụng đông y trong việc kiềm chế đẩy lùi căn bệnh vẩy nến.

BỆNH VẨY NẾN ĐÃ KHÔNG CÒN LẠ?

Ở Việt Nam, vẩy nến chiếm 3-5% tổng số bệnh nhân đến khám da liễu. Đây là bệnh tự miễn do nhiều yếu tố gây nên, khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát.


Đến nay, các nhà khoa học đã tổng kết một số nguyên nhân chính gây vẩy nến, bao gồm: yếu tố di truyền (40% trường hợp cha mẹ mắc vẩy nến di truyền sang con); yếu tố tâm lý (stress); nhiễm khuẩn; dùng thuốc không đúng cách (thuốc kháng sốt rét tổng hợp); môi trường ô nhiễm, ánh sáng mặt trời, chấn thương thượng bì,... Những người nghiện rượu, thuốc lá cũng có nguy cơ mắc vẩy nến cao hơn ở những người khác.
Bệnh vẩy nến
Về điều trị, bác sĩ có thể dùng cho bệnh nhân thuốc điều trị tại chỗ chứa acid salicylic, phối hợp với nhóm thuốc corticoid, thuốc điều trị toàn thân,… Tuy nhiên, khi sử dụng các thuốc này, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ đáng tiếc. Người bệnh cũng có thể được áp dụng biện pháp trị liệu ánh sáng như chiếu tia UVB, PUVA (quang hóa trị liệu). Tuy nhiên, phương pháp này có nguy cơ dẫn đến ung thư da.

Hiện nay, nhiều bệnh nhân đang tin tưởng lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không có tác dụng phụ, hiệu quả trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa vẩy nến, tiêu biểu cho xu hướng này và đã được chứng minh cải thiện triệu chứng, hỗ trợ điều trị, ngăn chặn vẩy nến tái phát.

KHỔ CẢ ĐỜI VÌ VẨY NẾN

Do nguyên nhân sinh bệnh phức tạp, vảy nến là một trong những bệnh về da khó chữa hết hẳn.

>>VẨY NẾN LÀ GÌ?

Điều này gây tâm lý chán nản cho người bệnh, làm họ căng thẳng. Càng căng thẳng, âu lo, buồn bực thì bệnh càng nặng. Tất cả tạo thành một vòng lẩn quẩn, khiến diễn tiến bệnh ngày càng xấu.
Bệnh vẩy nến khổ cả đời
Vảy nến là một bệnh ngoài da thường gặp, chiếm khoảng 2% dân số. Bệnh lành tính, thường không ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng tác động xấu đến thẩm mỹ, tâm lý và những hệ luỵ khác.

Biểu hiện vảy nến trên da

Nam và nữ có khả năng mắc bệnh vảy nến ngang nhau, người lớn gặp nhiều hơn trẻ em. Bệnh phát thành từng đợt, tuỳ từng người mà những đợt tái phát liên tục hay rời rạc, biểu hiện trên da bằng các mảng đỏ có giới hạn rõ và đóng vảy trắng đục. Khi đè lên, màu đỏ này biến mất.

Khi cạo, gãi… vảy rớt ra dễ dàng, giống như sáp đèn cầy hoặc có khi là mảng lớn. Các thương tổn này phân bổ một cách đối xứng ở rìa chân tóc, da đầu (trông giống như gàu), cùi chỏ, đầu gối, vùng xương cụt, bộ phận sinh dục hoặc các nếp gấp.

Các mảng đỏ có ranh giới rất rõ với vùng da lành bên cạnh, kích thước từ vài centimet đến hàng chục centimet (vảy nến mảng) hoặc chỉ là các thương tổn màu đỏ, hơi gồ lên mặt da kích thước chừng vài milimet, khá đồng đều (vảy nến giọt). Trường hợp nặng, bệnh lan rộng toàn thân (vảy nến toàn thân).

Bệnh không đau, có thể ngứa với mức độ ít nhiều tuỳ người. Móng có thể bị hư, có các chất bột vụn đội bờ tự do lên và bị ăn khuyết dần hoặc phiến móng trở nên xù xì, lỗ chỗ như kim đâm vào. Trường hợp nặng, có thể gây sưng, đau và biến dạng các khớp.

Da có thể nổi nhiều mụn mủ ở bàn tay, bàn chân hoặc rải rác khắp người. Lúc này bệnh nhân thường bị sốt, mệt mỏi hoặc căng đau vùng da bệnh. Bệnh cũng có thể làm cho da cả người bị đỏ không hồi phục (đỏ da toàn thân).

Bệnh có tính di truyền

Bất thường miễn dịch được cho là nguyên nhân chính gây ra bệnh vảy nến. Thêm vào đó, yếu tố di truyền, các xáo trộn sinh hoá, chấn thương tâm lý, thuốc... cũng ảnh hưởng trên sự khởi phát, tái phát hoặc làm bệnh nặng thêm. Những yếu tố làm bệnh nặng hơn là nhiễm liên cầu trùng, nhiễm siêu vi trùng, căng thẳng, chấn thương tâm lý... Cần nhớ là vảy nến không lây lan cho người khác nên không cần cách ly hay xa lánh người bệnh.

Bệnh vảy nến có tính di truyền, điều này đã được xác định rõ ràng trong 30 – 40% các trường hợp. Nếu trong gia đình chỉ có cha hoặc mẹ bị bệnh thì khoảng 8% các con sẽ mắc bệnh, còn nếu cả cha và mẹ cùng bị vảy nến thì khả năng mắc bệnh của các con là 41%.

Chưa thể diệt vảy nến vĩnh viễn

Hiện có ba phương pháp chính điều trị bệnh vảy nến:
Thuốc uống: bác sĩ thường kê toa các thuốc giúp giảm triệu chứng ngứa, lo âu, thuốc nâng tổng trạng... Thuốc đặc trị cân nhắc cho các trường hợp nặng: biến chứng khớp, vảy nến mủ, đỏ da toàn thân... Có thể kể đến như thuốc ức chế sự hình thành quá trình miễn dịch (cyclosporin...); thuốc ức chế sự tân sinh (methotrexate...); thuốc chứa chất vitamine A axit (Tigason, Soriatane)... dùng cho trường hợp vảy nến kháng trị hoặc vảy nến mủ.

Các thuốc này cho kết quả tốt nhưng đắt tiền và nhiều tác dụng phụ, nghiêm trọng nhất là gây quái thai nếu có mang thai trong giai đoạn dùng thuốc. Các chế phẩm sinh học chứa chất alefacept và etanercept cũng có tác dụng tốt. Ngoài ra còn có các thuốc khác như hydroxyurea, ester của chất axit fumaric...

“Phòng bệnh thường chỉ nhằm ngăn chặn sự trầm trọng, hơn là ngăn vảy nến không xảy đến. Vì vậy tìm hiểu cách sống chung với bệnh là một việc cần thiết, giúp người bệnh có cuộc sống thoải mái”.

Thuốc bôi: các thuốc giúp lột sừng, tiêu sừng như axit salicylic, AHA, các dẫn xuất của retinoid (tarazotene), ure, hắc ín, dầu Cade... Thuốc bôi có chứa các chất corticoid giúp thuyên giảm nhanh triệu chứng ngứa, đỏ. Các thuốc này nếu dùng lâu sẽ gây teo da, rậm lông, nổi mụn, đỏ da, nghiện thuốc, tăng nguy cơ bội nhiễm (vi trùng, vi nấm, siêu vi trùng) hoặc làm nặng tình trạng bệnh...

Thuốc có chứa chất calcipotriol (một dẫn xuất của vitamin D) giúp ngăn chặn sự tạo vảy, chống viêm, đưa da về trạng thái bình thường. Chất này cũng đang được xem là chọn lựa đầu tiên cho trị liệu tại chỗ bệnh vảy nến nhưng không được thoa lên mặt vì khả năng gây kích ứng và không được dùng cho phụ nữ có thai.

Quang và quang hoá liệu pháp: phương pháp này dùng cho bệnh nhân vảy nến dai dẳng hoặc người có diện tích da bệnh khá nhiều (hơn 40% diện tích cơ thể).

Tuy nhiên không phải ai cũng được áp dụng. Người có tiền căn nhạy cảm ánh sáng, đục thuỷ tinh thể, suy gan thận, có các bệnh gắn liền với nguy cơ ung thư da như ngộ độc Arsenic, có các bệnh mà phơi nắng sẽ làm nặng thêm như bệnh lupus ban đỏ, porphyrie hoặc trẻ em dưới 12 tuổi đều không được chỉ định.


Bệnh nhân sẽ được chiếu tia cực tím A sau khi uống psoralen (gọi là PUVA liệu pháp) hoặc phối hợp uống chất retinoid với liệu pháp PUVA hoặc phối hợp thoa hắc ín với chiếu tia B hoặc chiếu tia cực tím B (UVB) đơn độc. Quang trị liệu có tác dụng ức chế quá trình phân chia và nhân lên của các tế bào thượng bì do tác động trực tiếp của tia UVB lên nhân tế bào và phân tử khác.

Tuy không làm bệnh hết hẳn nhưng việc trị liệu sẽ giúp cải thiện chất lượng sống, thuyên giảm các biểu hiện ngoài da, giảm nguy cơ dẫn đến các biến chứng nặng nề, khó chữa.

Không những thế, trị liệu đúng cách còn giúp bệnh nhân giới hạn các tác dụng phụ do thuốc gây ra. Phòng bệnh thường chỉ nhằm ngăn chặn sự trầm trọng, hơn là ngăn bệnh không xảy đến. Vì vậy tìm hiểu cách sống chung với bệnh là một việc cần thiết, giúp người bệnh có một cuộc sống thoải mái.

Cách chung sống hoà bình với vảy nến

Những việc nên làm: hiểu được tinh thần sống chung với bệnh một cách lạc quan. Biết cách chế ngự căng thẳng, vui chơi lành mạnh. Giữ sức khoẻ tốt, rèn luyện thể lực.

Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ăn nhiều đạm (người có bệnh thường bị mất đạm qua lượng vảy tróc ra hàng ngày), ít béo, ngọt (đã có các nghiên cứu cho thấy có liên quan giữa vảy nến với rối loạn chuyển hoá lipit). Điều trị vảy nến ngay từ khi thương tổn da còn ít, theo hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa.

Phòng ngừa và trị liệu sớm các nhiễm trùng đường hô hấp, răng miệng. Thoa kem giữ ẩm cho da khi bệnh thuyên giảm. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu phải trị đồng thời nhiều bệnh với nhiều thuốc uống cùng lúc. Một số thuốc uống có thể làm bệnh nặng thêm như thuốc kháng sốt rét hoặc gây tương tác hoá học với nhau.

Những việc không nên làm: không cào gãi, chà xát thương tổn vì ở bệnh vảy nến có hiện tượng Koebner, là hiện tượng nổi thêm sang thương mới sau khi có kích thích cơ học.

Không tự điều trị theo mách bảo hoặc dùng đi dùng lại đơn thuốc đã đỡ bệnh trước đây mà không qua ý kiến của bác sĩ. Không tắm nước quá nóng vì có thể làm nặng thêm tình trạng khô da, tróc vảy. Không uống rượu.
24H.COM.VN (Theo SGTT)

BỆNH VẨY NẾN DỄ TÁI PHÁT

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh này vẫn chưa được sáng tỏ. Do đó, việc điều trị còn gặp nhiều khó khăn. Các thuốc đã được sử dụng đều không mang lại hiệu quả bền vững và không ngăn được tái phát.

>>Trị vẩy nến

Vẩy nến ở tay
Ở Việt Nam, vảy nến chiếm 3-5% tổng số bệnh nhân đến khám da liễu. Bệnh biểu hiện thành chấm, vết hoặc mảng nền viêm đỏ, phủ vảy nhiều lớp, dễ bong, màu trắng đục như xà cừ, như nến. Bệnh tiến triển từng đợt, hay tái phát, có khi dai dẳng nhiều năm.

Tùy triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ phân vảy nến thành nhiều thể: chấm, giọt, đồng tiền, mảng, đỏ da, mụn mủ, khớp... Thể chấm, giọt, đồng tiền hoặc mảng khu trú thường lành tính, không ảnh hưởng gì lớn đến sức khỏe, chỉ gây ngứa khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân trong quan hệ gia đình, xã hội. Riêng các thể đỏ da, mụn mủ, viêm da thường kèm theo tổn thương nội tạng, tiên phát hoặc thứ phát, nếu không được điều trị, săn sóc tích cực, đúng đắn thì có thể gây chết người.

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh vẩy nến vẫn chưa được sáng tỏ. Bệnh có thể liên quan tới nhiều yếu tố riêng rẽ hoặc phức hợp tùy từng bệnh nhân: nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn (viêm tai mũi họng, cúm), xúc cảm thần kinh đột ngột (stress), rối loạn chuyển hóa đường, mỡ, nội tiết, dị ứng, di truyền...

Vì nguyên nhân chưa rõ ràng nên điều trị còn khó khăn. Có thể nói, hầu như tất cả các loại thuốc đều đã được sử dụng trong điều trị vảy nến. Đó là các thuốc cổ điển (asen, bismut, DDS, novocain, vitamin), hiện đại (kháng sinh, corticoid, thuốc ức chế hoặc tăng cường miễn dịch, cyclosporin, interferon, interleukin...) hoặc thuốc kết hợp các chất chống viêm, bạt sừng, tạo da (kem có salicylic, gudron, corticoid, diprosalic, betnoval...). Chúng chỉ mang lại kết quả không chắc chắn, không bền vững và đại đa số vẫn không thể ngăn ngừa được tái phát.

Phương pháp điều trị vảy nến phổ biến nhất hiện nay là PUVA (uống thuốc psoralen gây cảm ứng ánh sáng, sau đó chiếu tia cực tím sóng dài UVA), hiệu quản có thể đạt 80-90%, nhưng tỷ lệ tái phát 40% hoặc hơn.

Điều trị vảy nến bằng PUVA. 

Kể cả các phương pháp dùng thuốc toàn thân hiện đại và phương pháp PUVA (đơn thuần hoặc kết hợp với vitamin A) đều có khả năng gây tác dụng phụ, có khi nghiêm trọng: tổn thương gan, thận, máu, rối loạn miễn dịch, ung thư da... Có thể nói, hiện có loại thuốc Tây y nào là lý tưởng, đặc hiệu đối với vảy nến.

Các đơn thuốc Đông y cũng cho kết quả hạn chế (70-75% trường hợp bệnh thể nhẹ được làm sạch tổn thương, không ngăn ngừa được tái phát).

Vì vậy, đối với bệnh nhân vảy nến, nhất là các thể rộng và nặng, thầy thuốc phải động viên họ kiên trì điều trị, thậm chí chấp nhận "chung sống hòa bình với bệnh". Sự lo lắng, bi quan, căng thẳng thần kinh vì nó càng làm bệnh thêm phức tạp, hạn chế kết quả điều trị.

Bệnh nhân cần tránh chà xát mạnh lên tổn thương khi tắm rửa và bôi thuốc (có thể tắm bằng nước ấm, xà phòng, giúp bong vảy). Không tự ý dùng thuốc để đề phòng viêm da, kích ứng. Các thuốc như mỡ salicylic, crisofamic, gudron... nếu bôi rộng có thể gây nhiễm độc. Còn các mỡ corticoid, flucinar, xinala... ban đầu có thể cho kết quả tốt nhưng nếu lạm dụng thì sẽ gây tái phát nặng hơn. Việc bôi corticoid rộng, lâu ngày có thể gây tác dụng phụ giống như khi dùng đường toàn thân (teo da, trứng cá, phị mặt, xốp xương, rối loạn điện giải). Cũng không nên tùy tiện tiêm thuốc này để tránh các tai biến.

Ngoài ra, người bị vảy nến nên tránh dùng các chất kích thích, hạn chế rượu, cà phê, thuốc lá. Việc sinh hoạt điều độ, lao động, thể dục thể thao, tắm biển, tắm nắng thích hợp... rất có lợi cho điều trị.

VIÊM KHỚP VẨY NẾN, CÁC XÉT NGHIỆM VÀ CHẨN ĐOÁN

Các xét nghiệm và chẩn đoán

Không có thử nghiệm duy nhất có thể nhận ra bệnh viêm khớp vẩy nến. Nhưng một số loại xét nghiệm có thể loại trừ nguyên nhân khác gây đau khớp, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp hay bệnh gút.



Ảnh minh họa

Hình ảnh kiểm tra

X-quang. X quang có thể giúp xác định những thay đổi trong các khớp xảy ra trong viêm khớp vảy nến, nhưng không có trong viêm khớp khác.

Hình ảnh cộng hưởng từ (MRI). MRI sử dụng sóng radio và một từ trường mạnh để sản xuất chi tiết hình ảnh của cả hai mô mềm và mô cứng trong cơ thể. Đây là loại bài kiểm tra hình ảnh có thể được sử dụng để kiểm tra các vấn đề với gân và dây chằng ở bàn chân và lưng dưới.

Xét nghiệm

Yếu tố dạng thấp (RF). RF là một kháng thể thường hiện diện trong máu của những người bị viêm khớp dạng thấp, nhưng không thường trong máu của người bị viêm khớp vẩy nến. Vì lý do đó, kiểm tra này có thể giúp bác sĩ phân biệt giữa hai điều kiện.

Kiểm tra chất lỏng. Sử dụng một cây kim dài, bác sĩ có thể loại bỏ một mẫu nhỏ của chất lỏng từ một trong những khớp bị ảnh hưởng – thường là đầu gối. Tinh thể acid uric trong dịch khớp có thể chỉ ra rằng có gout, hơn là viêm khớp vẩy nến.