Tìm kiếm Blog này

VẨY NẾN CÓ LÂY KHÔNG?

Bài viết tham khảo:

Thưa bác sĩ, bệnh vẩy có lây không? Những tiếp xúc thông thường như: ngồi cạnh, bắt tay, ăn chung bát đũa hoặc nằm cùng giường với người bị vẩy nến có bị lây bệnh? Bệnh vẩy nến có thể khỏi hẳn hay người bệnh phải sống chung suốt đời?
Hình ảnh tổn thương da ở một bệnh nhân vẩy nến
Trả lời:
Bệnh vẩy nến không phải là một bệnh nhiễm trùng nên bệnh không lây khi tiếp xúc với người bệnh kể cả ngồi cạnh, bắt tay, ăn chung bát đũa hoặc nằm cùng giường. Bệnh đến nay chưa điều trị khỏi hoàn toàn, mục tiêu của điều trị bệnh vẩy nến là nâng cao chất lượng cuộc sống cho họ với các mức độ khác nhau tùy thuộc vào thể bệnh, thời gian bị bệnh và chiến lược điều trị có phù hợp không. Bệnh phải được theo dõi và đánh giá thường xuyên, định kỳ của bản thân người bệnh và thầy thuốc chuyên khoa.

Người bình thường có nguy cơ bị mắc bệnh không?

Bệnh vẩy nến hiện nay được phân thành hai típ: típ 1-có di truyền và típ 2 không di truyền. Do vậy, người bình thường không mang yếu tố di truyền thì không bị vẩy nến. Nhưng những người bị vẩy nến típ 2 (không di truyền) là do trong cuộc sống chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan-chủ quan và gây đột biến gen do vậy vẫn có thể bị vẩy nến. Nhưng họ không mang yếu tố di truyền.

Tuổi, giới hay bị mắc bệnh? Các yếu tố dẫn đến phát bệnh hoặc kích thích bệnh phát triển mạnh?

Bệnh vẩy nến bị mọi tuổi, mọi giới nhưng hay bị nhất là tuổi lao động sản xuất (20-40 tuổi).

Người mang yếu tố di truyền, nếu không có yếu tố khởi động thì bệnh cũng không phát ra, hoặc đã phát bệnh thì cũng không làm trầm trọng bệnh lên. Các yếu tố khởi động gồm: stress, chấn thương da (giã chà xát…), nhiễm khuẩn khu trú (viêm TMH…), do sử dụng một số thuốc (chẹn β, thuốc chống sốt rét, một số kháng sinh (nhóm β-lactam….), một số thức ăn.

Nguồn: Y Dược 365 (Theo PGS.TS Đặng Văn Em, Chủ nhiệm Khoa Da liễu Dị ứng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét