Tìm kiếm Blog này

SỐNG CHUNG VỚI BỆNH VẢY NẾN


Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh vẩy nến nhưng nếu dùng thuốc đúng cách sẽ giảm triệu chứng, giảm tái phát và có thời gian ổn định kéo dài.
Theo TS Trần Văn Tiến, Phó Giám đốc BV Da liễu TƯ, bệnh nhân có thể chung sống “hòa bình” với căn bệnh vảy nến mà không có hậu quả gì. Tuy nhiên, do sử dụng thuốc bừa bãi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mà nhiều bệnh nhân gặp phải những biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng vì dùng thuốc bừa bãi
Theo bác sĩ Nguyễn Thành, Trưởng khoa khám bệnh BV Da liễu T.Ư, biểu hiện lâm sàng thông thường của bệnh vảy nến là đỏ da, có vẩy. Khi phát bệnh, vảy bong nhiều nhưng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, bệnh gây tâm lý khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng tới sinh hoạt, thẩm mỹ. 
Bác sĩ Thành cho biết, hiện nay, cả y học hiện đại và y học cổ truyền đều chưa xác định rõ căn nguyên của bệnh vảy nến.
Bệnh tiến triển suốt cuộc đời, vì vậy không thể chữa khỏi hẳn mà chỉ có thể chữa khỏi mỗi đợt bệnh phát. Tuy nhiên, do quan điểm “có bệnh vái tứ phương”, nhiều bệnh nhân hy vọng chữa được bệnh nên đã cố gắng đi tìm những biện pháp khác.

Học cách “chung sống hòa bình”
Theo TS Tiến, việc sử dụng thuốc tùy tiện khi chưa có chỉ định của bác sĩ chính là nguyên nhân gây ra các biến chứng nặng hơn. Có những bệnh nhân từ mắc vảy nến thông thường đã biến chứng thành vảy nến đỏ da toàn thân, vảy nến thể mủ, gây nhiễm trùng, giảm sức đề kháng. Bên cạnh đó, có một số bác sĩ không chuyên khoa thường dùng thuốc có corticoid toàn thân tiêm cho bệnh nhân khiến ngay lúc đó, bệnh khỏi rất nhanh nhưng khi bùng phát lại thì rất khó chữa. 

Học cách “chung sống hòa bình”

Các bác sĩ khẳng định, có rất nhiều phương pháp chữa bệnh vảy nến nhưng chưa có một phương pháp nào đặc hiệu để có thể chữa khỏi hoàn toàn. Vì vậy, bệnh nhân khi biết mình mắc bệnh vảy nến nên bình tĩnh, học cách “chung sống hòa bình” với bệnh.

Theo TS Tiến, một phương pháp điều trị vảy nến có hiệu quả phải đảm bảo hai điều kiện: xóa sạch tổn thương càng sớm càng tốt; thứ hai là thời gian tái phát càng lâu càng tốt, khả năng tái phát ít. Vì vậy, khi mắc bệnh, bệnh nhân cần kiên trì tuân thủ phương pháp điều trị của bác sĩ, không nên nóng vội mà tùy tiện sử dụng các loại thuốc. 

TS Tiến cũng cho biết, cơ chế sinh bệnh: nhóm yếu tố thứ nhất là yếu tố cơ địa, khi gặp điều kiện thuận lợi (hay còn gọi là các yếu tố phát động) bệnh sẽ phát triển. Vì vậy, để tránh bệnh bùng phát, bệnh nhân cần giảm các yếu tố phát động như giữ tinh thần thoải mái, yên tâm, không lo lắng bởi có nhiều bệnh nhân chỉ mất ngủ một đêm là ngày hôm sau mọc đầy tổn thương. Sinh hoạt điều độ, không sử dụng chất kích thích, đồ cay nóng, rượu, bia… 

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, điều trị bệnh vảy nến phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa của từng bệnh nhân. Vì vậy, thuốc điều trị phải được kê đơn sao cho phù hợp với cơ địa, thể trạng của bệnh nhân mới có hiệu quả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét