Tìm kiếm Blog này

THUỐC CHỮA VẨY NẾN HIỆU QUẢ NHẤT


Đông y với bệnh vảy nến



Bệnh vảy nến là một bệnh ngoài da rất phổ biến trên thế giới và Việt Nam. Bệnh mang tính di truyền, không nguy hại đến tính mạng, không lây nhưng thường kéo dài, tái phát, gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân. Theo y học cổ truyền, bệnh vảy nến gọi là tùng bì tiễn, là bệnh ngoài da mạn tính hay tái phát. Thương tổn cơ bản của bệnh vảy nến là đỏ da, có vảy nổi cộm ít hoặc nhiều. Nền đỏ này thường có vảy trắng, xám phủ lên trên, phải cạo hết lớp vảy này mới thấy rõ. Bệnh hay phát vào mùa đông, ở da đầu và mặt ngoài của tay, chân; nặng thì phát ra toàn thân kèm theo sưng đau các khớp tay chân. Y học cổ truyền cho nguyên nhân của bệnh vảy nến là do huyết nhiệt, lại cảm phải phong hàn mà thành bệnh, lâu ngày làm huyết táo, không dinh dưỡng được da sinh vảy nến.

NGHIÊN CỨU MỚI NHẤT VỀ BỆNH VẨY NẾN


1.Người mắc bệnh vẩy nến dễ bị đái tháo đường


Một nghiên cứu mới cho chứng tỏ rằng những người bị bệnh vẩy nến nặng có nguy cơ bị bệnh đái tháo đường cao gấp gần 2 lần.

Theo nhà nghiên cứu chính April Armstrong, phó giáo sư da liễu thuộc Trường đại học California, Davis (Mỹ), có mối liên quan rõ rệt giữa bệnh vẩy nến và bệnh tiểu đường. Những bệnh nhân bị bệnh vẩy nến và các bác sĩ cần được cảnh báo về việc tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường để bệnh nhân được sàng lọc thường xuyên và được lợi từ việc điều trị sớm.

bệnh vẩy nến


Bệnh vẩy nến là một rối loạn da phổ biến, thường có xu hướng di truyền. Bệnh khiến da đỏ, bong ra từng mảng; đôi khi có ban ngứa, có thể xuất hiện ở bất cứ đâu nhưng thường ở khuỷu tay và đầu gối. Đây là bệnh tự miễn.

CHỮA VẨY NẾN Ở ĐÂU TỐT NHẤT


Cách tốt nhất điều trị bệnh vẩy nến?

- Thưa bác sĩ, tôi đã bị bệnh vẩy nến năm năm nay. Tôi bị ngứa ở da đầu và bị những vết đốm lớn ở ngón tay, vai, khuỷu tay và bàn chân.

Thông thường thì tôi bị theo mùa, cứ mùa đông là bị bệnh, nhưng mùa đông năm ngoái tôi bị và cho đến nay thì không thấy có dấu hiệu suy giảm. Tôi đang sử dụng kem có chứa steroid nhưng cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Tôi có nên sử dụng phương pháp vi lượng đồng căn để điều trị bệnh này không?




Trả lời:

BS Dan Rutherford: Bệnh vẩy nến không thể chữa khỏi được nhưng có thể điều trị để giảm những khó chịu mà bệnh gây ra. Nếu thực sự mùa hè khiến bệnh tình của bạn nhẹ hơn mùa đông thì có thể da bạn thích ứng tốt với ánh sáng cực tím.  Điều trị bằng tia UV có thể đem lại tác động đáng kể đến bệnh vẩy nến, bạn có thể đến khám tại bệnh viện da liễu để được tư vấn kỹ hơn về liệu pháp này.

Ngoài việc sử dụng kem có chứa steroid còn có nhiều loại kem khác hỗ trợ cho bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, hút thuốc lá, rượu và stress có thể làm bệnh vẩy nến ngày càng nặng thêm vì vậy hãy thay đổi lối sống lành mạnh để có một sức khoẻ tốt hơn.
Tác động của phương pháp vi lượng đồng căn là không thể đoán trước nhưng nó cũng là một liệu pháp tổng thể vậy nên nó cũng có thể tốt khi bạn sử dụng liệu pháp này.

BS Sara Stanner: Một số nghiên cứu đã chỉ ra chế độ ăn kiêng đặc biệt không chứa gluten, ít protein hoặc ăn chay có thể giúp giảm triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên hãy lưu ý xây dựng chế độ kiêng cho phù hợp để không bị thiếu những vi chất dinh dưỡng quan trọng.

Ngoài ra, phải kể đến vai trò của axit béo omega 3. Chúng được tìm thấy có nhiều trong dầu cá như cá mòi, cá hồi, cá trích, cá thu và cá ngừ tươi. Nó đã được chứng minh là có đặc tính chống viêm. Theo một báo cáo thì thử dùng các chất bổ sung dầu cá trong tám tuần, có thể cải thiện mức độ nhẹ đến vừa phải các triệu chứng như ngứa, ban đỏ và vẩy nến. Một chế độ ăn giàu dầu cá hoặc bổ sung dầu cá có thể trợ giúp hữu ích cùng với thuốc điều trị bệnh của bạn.


NHỮNG NỖI ĐAU NHÓI LÒNG


Bệnh tật đã cướp đi tuổi thơ của bé trai 9 tuổi

“Khoảng 3 ngày một lần, con bị lột da, đau lắm. Có lúc nặng thì một ngày da tự lột làm con rát quá khóc lên. Con cũng bị ung thư máu nữa, phải uống thuốc và truyền bạch cầu hoài nên người con rất mệt. Tóc con bị rụng gần hết rồi. Con chỉ muốn trở lại bình thường như các bạn và sẽ được đi học lại nếu hết bệnh” – Trực nói thì thào với chúng tôi - em bị bệnh nặng nên đến cả lời nói cũng bị yếu.

Cháu Nguyễn Trung Trực (9 tuổi, quê Quảng Trạch, Quảng Bình) bị mắc bệnh vảy nến và ung thư máu cứ chốc chốc ngồi kêu đau với người bố. Nhìn thấy con đau mà ruột gan anh cũng như thắt lại, nhưng ngặt nổi nhà nghèo quá biết làm sao chữa dứt bệnh. Vợ chống anh cũng đã tìm đủ mọi cách để vay cho con, thấm chí đã đi mượn số đỏ để vay tiền ngân hàng mặc dù biết có lẽ không ai dám cho anh chị mượn nhưng anh chị vẫn hi vọng vào một điều gì đó ở cuộc đời này.
Trường hợp của bé Trực là một trường hợp hết sức đáng thương tại khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Huế, cháu bị bệnh ung thư máu và bệnh vảy nến rất khó chữa. Đã hơn 1 năm nay, cháu phải nghỉ học để đi điều trị bệnh tại bệnh viện Cuba Đồng Hới rồi đến Bệnh viện Trung ương Huế nhưng vẫn chưa thuyên giảm. Trong lúc chống chọi lại một lúc 2 căn bệnh nguy hiểm thì cả nhà của cháu Trực càng gian nan trong việc lo chi phí điều trị cho con.

Đã 9 tuổi nhưng cơ thể cháu Trực gầy gò và mỏng manh như trẻ lên 5. Vỏn vẹn cân nặng đúng 15kg, những mảng da trên toàn bộ thân thể cháu cứ bong ra từng lớp. Vì da của con nít còn non nên bị lóc da hoài do bệnh vảy nến, nhiều phần trên người Trực bị tóe máu. Các khớp tay không co duỗi bình thường được và khớp chân cử động yếu ớt làm cháu không tự mình đi được. Bị bệnh vảy nến bẩm sinh từ lúc nhỏ, đến nay bệnh tình ngày càng nặng hơn kèm theo những cơn đau rát buốt mỗi lúc bị lột da hay tắm rửa. Nhà Trực có 2 anh chị cũng bị bệnh vảy nến bẩm sinh như em, đến nay vẫn chưa khỏi và cũng hay thường xuyên bị đau rát mỗi ngày.

Cháu Trực (9 tuổi) cùng lúc bị bệnh vảy nến và ung thư máu
“Khoảng 3 ngày một lần, con bị lột da, đau lắm. Có lúc nặng thì một ngày da tự lột làm con rát quá khóc lên. Con cũng bị ung thư máu nữa, phải uống thuốc và truyền bạch cầu hoài nên người con rất mệt. Tóc con bị rụng gần hết rồi. Con chỉ muốn trở lại bình thường như các bạn và sẽ được đi học lại nếu hết bệnh” – Trực nói thì thào với chúng tôi -em bị bệnh nặng nên đến cả lời nói cũng bị yếu.
Những ngày chăm 2 đứa con đầu khổ không kém nhưng bệnh chưa chữa được thì lại đến đứa thứ ba, anh Phạm Văn Kế (44 tuổi, cha cháu Trực) phải bán hết đồ đạc trong nhà rồi đem con vào bệnh viện cứu chữa. Tiền thuốc men thì nhiều mà nhà thuộc hộ nghèo, có được mấy mảnh ruộng nhỏ nên anh và vợ làm mãi mà không có tiền đành phải liều mượn sổ đỏ của bà con đem đi cầm tạm lấy tiền. Chỉ có 1 người bà con thân mà cũng nghèo của anh cho, còn lại có ai đâu dám cho vì sổ đỏ là mảnh đất hộ thân hộ thổ của cả đời người nông dân nơi vùng quê nghèo Quảng Trạch. Tuy nhiên, tiền cũng không đủ, anh và vợ phải đi vay mượn khắp nơi được mấy chục triệu lo cho con.

Hai bàn chân em bị lóc da hết, phần da còn lại nhăn nheo như người già
Sau 7 tháng nằm ở khoa nhi, anh đã kiệt quệ về tài chính. Gặp chúng tôi trong một lần lên trao quà nhân ái, anh Kế chạy đến cầu xin được báo viết bài giúp đỡ vì nhà đã đến lúc quá khó khăn. “Cháu nó đang điều trị hóa chất, có ngày hơn cả triệu đồng dù đã có bảo hiểm. Còn ngày uống thuốc thì cũng mất hết 300-400 ngàn đồng anh ơi. Xin cầu giúp bạn đọc báo Dân trí quan tâm cho cháu. Cảm ơn anh rất nhiều” – anh Kế nói mà nước mắt ứa ra.
Trao đổi với chúng tôi, BS CK II. Đinh Quang Tuấn, Trưởng khoa Nhi cho biết đây là một hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang điều trị tại khoa. “Cháu Trực bị bệnh ung thư máu và vảy nến bẩm sinh. Đến nay bệnh vảy nến vẫn chưa chữa dứt, còn bệnh ung thư thì ưu tiên chữa trước bằng hóa trị. Vì cháu đã trên 6 tuổi nên phải trả 20% tiền thuốc men, còn lại 80% bảo hiểm chi trả. Chi phí mỗi đợt chữa ung thư máu cho cháu rất cao, lên đến vài chục triệu đồng. Còn nếu tính ra tiền thuốc men điều trị cả 2 căn bệnh của cháu cũng phải gần 2 triệu đồng mỗi ngày. Cháu Trực rất thông minh và nhanh nhẹn, tội cho cháu đang mắc phải trọng bệnh. Chúng tôi đang tích cực để chạy chữa và giúp thêm cho cháu” – BS Tuấn nói.

Hai bàn chân em bị lóc da hết, phần da còn lại nhăn nheo như người già
Phần bụng cũng bị rướm máu bởi da bị lột quá nhiều, trên người Trực không có chỗ nào là không lột da. Căn bệnh nặng hơn bệnh da vảy nến là ung thư máu với nhiều lần hóa trị khiến em rụng gần hết tóc.
Tạm biệt cháu Trực lúc em đang ngồi với cha tập cử động 2 khớp tay, chúng tôi càng xót thương khi thấy Trực nhăn mặt và chảy nước mắt khi đau quá không co lại cánh tay được và vì bị vết thương đang rỉ máu từ chỗ da mới lột vì vảy nến trên bả vai. Em còn quá nhỏ nhưng đã gồng gánh cùng lúc 2 căn bệnh rất khó điều trị. Nếu không có những tấm lòng hảo tâm, thật khó để em vượt qua được nỗi đau trong lúc này.


Nhiều lần tôi định tự tử...”


 Anh Tám 50 tuổi nhưng chưa một lần ra khỏi cửa vì mắc bệnh vẩy nến, teo cơ. Mẹ già 90 tuổi phải lo cho anh từ việc ăn uống đến vệ sinh cá nhân. “Thương mẹ, nhiều lần tôi định tự tử...” - anh Tám nghẹn ngào trong nước mắt.
Mẹ già 90 bất tỉnh bên mương vì đói
Chúng tôi đến thăm gia đình bà Phan Thị Thanh (90 tuổi, đội 4, thôn Bình Tây, xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) theo lời kể nghẹn ngào của ông chủ tịch xã Đại Thắng - Hồ Văn Chín.
Căn nhà tối om, tồi tàn được dựng bằng những tấm phên lợp lá bợ đỡ, xiêu vẹo, người đàn ông đang nằm thở từng hơi dốc, kéo dài những tiếng rên la thảm thiết pha vào tiếng ho sặc sụa chốc chốc lại vang lên khiến không khí trong căn nhà rách thêm ảm đạm.
Chỉ tay về phía người đàn ông đang nằm trên chiếc giường gãy chân, ông Chín nói: “Anh Trần Tám con cụ Thanh đó cô chú. Tội nghiệp, anh bị bệnh vẩy nến bẩm sinh từ khi mới lọt lòng. Năm nay đã ngoài 50 tuổi mà chưa một lần bước tới nhà người khác, cứ nằm 1 chỗ. Đáng thương cho bà cụ năm ni đã 90 tuổi mà vẫn phải thức khuya dậy sớm làm lụng kiếm tiền nuôi con”.

Anh Tám bị teo cơ từ năm 7 tuổi, thêm mắc bệnh vẩy nến, 50 năm nay chỉ nằm trên giường.
Ngồi đợi hồi lâu mới thấy từ ngoài ngõ bóng một bà cụ lom khom một tay chống gậy, một tay ôm chiếc thúng còn rơi vãi vài cọng rau. Thấy chúng tôi bà lật đật đặt chiếc thúng vội đến tay bắt mặt mừng vì dường như đã lâu lắm rồi căn nhà của hai mẹ con không có ai đến thăm hỏi qua lại vì sợ bị lây nhiễm căn bệnh ngoài da của anh Tám. 
“Đời tôi chưa có lấy một ngày vui sướng, an nhàn. May mắn lấy được chồng ở cái tuổi lỡ thì, chẳng bao lâu sau khi tôi mang bầu thằng Tám thì ổng bị nhồi máu cơ tim rồi mất. Kể từ đó tôi một mình nuôi con bệnh tật, hơn 50 năm chưa khi nào mẹ con có một ngày vui vẻ, cuộc sống cứ thiếu trước hụt, đói triền miên vì chạy chữa thuốc thang cho nó”.

Bà cụ 90 tuổi ngày ngày ngược xuôi lo miếng ăn, miếng thuốc cho con
Chúng tôi lại gần bắt chuyện với anh, trong cơn ho quằn quại, anh vừa gãi vừa cố dốc sức bộc bạch với chúng tôi: “Nhiều lần tôi định tự tử để mẹ không khổ vì lo cho tôi nữa, nhưng hễ nghĩ đến cảnh mẹ không ai ở bên tôi lại sợ không dám nữa. Phải chi tôi đi lại được thì cũng đỡ, đằng này tôi bị teo cơ, tàn tật từ năm lên 7, việc ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân mẹ phải lo cho tôi từng li từng tí. Nhiều đêm mẹ nghe thấy tôi khóc mẹ cũng khóc theo, thế là suốt đêm đó 2 mẹ con không ngủ”.
Nghe những người hàng xóm của bà Thanh kể, để có tiền lo chi phí thuốc thang lên đến 2 triệu đồng/tháng, gồm tiền thuốc mỡ bôi toàn thân cho anh Tám lẫn thuốc uống, người mẹ già năm nay đã bước sang tuổi gần đất xa trời phải dậy từ lúc 3h sáng để cắt từng bó rau muống, rau lang mang ra chợ bán. Trưa về lại lội lên đám mương phía sau nhà hái từng cọng rau má đến tối om mới về.
Hai mẹ con cố gắng ăn uống kham khổ, ngày mưa gió không làm gì ra tiền thì cả hai mẹ con nén bụng uống nước trừ cơm, bà con chòm xóm thương tình biếu củ khoai củ sắn ăn lót dạ.


Đã không ít lần người ta thấy bà ngã quỵ cùng thúng rau trên đường ra chợ, cũng không ít lần người đi làm ruộng băng qua con mương phát hiện bà kiệt sức nằm bất tỉnh vì đói. Nhưng dù khó khăn cỡ nào, đói khổ đến mấy bà vẫn cố chạy vạy từng ngày lo đầy đủ thuốc thang cho đứa con xấu số của mình.
“Tôi chỉ sợ chết rồi không ai lo cho thằng Tám”
Trò chuyện với chúng tôi, những dòng nước mắt cứ lăn dài trên gò má nổi cộm những nếp nhăn chai sần vì năm tháng của bà Thanh. Thỉnh thoảng quay người nhìn về phía đứa con trai đang nằm bất động của mình, bà khấn nguyện: “Lạy trời lạy phật đừng mang con tôi đi. Có chết thì hãy để tôi chết trước chứ tôi không muốn cảnh người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh. Con tôi có tội tình gì đâu mà bắt nó phải khổ sở mang bệnh từ lúc mới sinh ra. Nhìn những lúc con lên cơn ngứa ngáy mà ruột gan tôi nóng như lửa đốt”.
Nói xong bà lê từng bước nặng nhọc đến bên vỗ về, xoa xoa khắp người anh Tám. Rồi bà khóc khiến anh Tám cũng nấc nghẹn từng hồi ôm chầm lấy người mẹ tội nghiệp của mình.


“Mẹ ơi con chết đi mà mẹ đỡ khổ con đã chết từ lâu rồi. Con sợ mẹ ở lại một mình trên thế gian không có ai quan tâm con sợ lắm. Mắt mẹ đã mờ rồi, thôi mẹ đừng làm nữa. Bệnh con khi nào chết hẵng hay”, anh Tám khóc nghẹn.




TÔI ƠI ĐỪNG TUYỆT VỌNG



Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng


 Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng
Lá mùa thu rơi rụng giữa mùa đông
Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng
Em là tôi và tôi cũng là em.
Con diều bay mà linh hồn lạnh lẽo
Con diều rơi cho vực thẳm buồn thêm
Tôi là ai mà còn ghi dấu lệ
Tôi là ai mà còn trần gian thế
Tôi là ai, là ai, là ai?
Mà yêu quá đời này.

Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng
Nắng vàng phai như một nỗi đời riêng
Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng
Em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh
Có đường xa và nắng chiều quạnh quẽ
Có hồn ai đang nhè nhẹ sầu đêm.


Gửi những người bạn đang bị vẩy nến như tôi.Cuộc đời còn rất nhiều điều tốt đẹp đang chờ đón chúng ta vậy tại sao chúng ta phải tuyệt vọng.Hãy ngân nga trong lòng lời bài hát "Tôi ơi đừng tuyệt vọng".
                 Người không tuyệt vọng

CÂY LƯỢC VÀNG CHỮA BỆNH VẨY NẾN


Cây Lược vàng chữa khỏi bệnh vẩy nến toàn thân

Tháng 8 năm 2010, tôi mua cuốn “Cây Lược vàng quý hơn vàng” đọc hết, biết nhiều tác dụng chữa bệnh của nó. Nhưng cũng như nhiều người khác, tuy tin tưởng, tôi vẫn muốn được kiểm chứng, dù chỉ là một loại bệnh. May sao, tôi đã thực hiện được ý định này.

Tháng 2-2010, Chị Trần Thị T, 48 tuổi ở số nhà 206, tầng 2, nhà A4 Tập thể Dệt Kim, phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội bị mẩn ngứa, xuất hiện các lớp vẩy ở hai khuỷu tay, lan dần ra hai thái dương, tóc rụng nhiều khi chải đầu. Nghĩ là bệnh ngoài da bình thường, chị rửa cồn, bôi thuốc mỡ không đỡ, đến Bệnh viện Da Liễu Hà Nội khám, xét nghiệm, được kết luận là viêm da cơ địa + rụng tóc, được điều trị bằng kem bôi và thuốc uống. Đột nhiên, đầu tháng 4 năm 2010 bệnh phát triển rất nhanh: Lớp vẩy lan ra hai tay, khắp người, cổ, mặt, toàn thân trông rất sợ, đầy vẩy, dưới lớp vẩy ứa máu, ngứa ngáy toàn thân, tóc rụng từng mảng, chị luôn phải mặc áo dài, đội mũ. Cả nhà vô cùng lo lắng, đưa đi khám lại và được kết luận là vẩy nến thể mảng, lại được điều trị bằng kem bôi và thuốc uống. Chị phải nghỉ bán hàng, người hốc hác, khó chịu, phải nằm thường xuyên, kiên trì uống thuốc, chấm bôi thuốc mỡ khắp người, vẩy rụng ra hàng vốc lại mọc mà không đỡ.
Sốt ruột, nghe mách bảo, tháng 6-2011 chị đi khám Đông y Nguyễn Bỉnh Khiêm, uống hơn 30 thang thuốc, không thay đổi gì, lại quay lại khám Bệnh viện Da liễu được cấp thuốc mỡ, kem bôi và thuốc uống, kiên trì từ tháng 7 đến hết tháng 10-2010. Tháng 11-2010 chị chuyển sang khám tại Viện Da liễu Quốc gia (tại Bệnh viện Bạch Mai), sau khi sinh thiết, vẫn được kết luận là vẩy nến thể mảng, được cấp kem bôi và thuốc uống, tiếp tục kiên trì điều trị. Trong quá trình điều trị, chị còn được chạy xạ hai đợt tại Bệnh viện Da liễu Hà Nội, mỗi đợt 5 ngày, mỗi ngày khoảng 5 phút, người đỏ như tôm luộc.
Tuy biết vẩy nến không nguy hiểm ngay đến tính mạng, hiện chưa có thuốc đặc hiệu điều trị, có khi phải “chung sống”, nhưng cả gia đình chị hết sức lo lắng, vì chị là trụ cột chính của gia đình, lại phải nằm bẹp một chỗ.
Tháng 10-2010 tôi đến thăm chị. Lần đầu tiên nhìn thấy bệnh vẩy nến tôi cũng ghê sợ. Cầm trên tay cuốn sổ y bạ kẹp hơn hai chục tờ giấy xét nghiệm, đơn thuốc, hóa đơn; nhìn chị ngồi thu lu, rúm ró trên giường tôi ái ngại khuyên chị thử dùng cây Lược vàng và đưa cho chị cuốn “Cây Lược vàng quý hơn vàng” bản phô-tô, dặn đọc kĩ những trang đánh dấu về chữa bệnh vẩy nến.
Gần Tết Tân Mão (2011), người nhà chị ở Nam Định gửi đến một bao tải dứa cây Lược vàng, chủ yếu là thân, vòi nhờ tôi ngâm rượu. Còn lá chị cho vào nhiều túi ni-lông, để vào tủ lạnh, dùng dần. Đúng 28 Tết, chị bắt đầu sử dụng: Ngày ăn 6 lá (lá dài trên 20cm), chia 3 lần trước bữa ăn 20 phút. Đập giập lá, lấy bã và nước xoa xát khắp người. Tạm dừng sử dụng các loại thuốc Tây. Sau 5 ngày, chị thấy người thay đổi: Toàn thân như căng ra, nhất là chân, tay, da căng mọng, chân các vẩy rớm máu, rất khó chịu. Đó là phản ứng có tác dụng như sách đã nói, thông báo cho tôi biết và tiếp tục kiên trì sử dụng. Thời gian tiếp theo là những tin đáng khích lệ: Toàn thân dịu dần, vẩy không ứa máu, tắm nước nóng ấm hằng ngày vẩy rụng rất nhiều, người thấy dễ chịu. Sau hai tháng, vẩy rụng hết, các vết bắt đầu lên da non, tóc không còn rụng. Chị sử dụng thêm rượu Lược vàng xoa khắp chỗ bị vẩy nến. Tháng 4-2011, da chân tay trở lại bình thường, sức khỏe hồi phục, chị lại đi bán hàng. Tháng 6-2011, chị cùng chồng, con đến thăm tôi, vui tươi, khỏe mạnh hơn trước, có thể do trút được gánh nặng lo âu về căn bệnh khó chịu chăng? Tôi khuyên chị duy trì sử dụng cho đến khi khỏi hẳn và tiếp tục dùng phòng bệnh tái phát.
Gia đình và họ hàng chị cũng vô cùng phấn khởi, có người nói: “Đó là thuốc tiên dành cho người nghèo và mọi nhà đều phô-tô cuốn “Cây Lược vàng quý như vàng”, để sử dụng. Ngoài ra, một người trong họ từ tháng 5-2011 sử dụng Lược vàng để chữa trị biến chứng tiểu đường, đến nay đã có nhiều chuyển biến khả quan: Đường huyết hạ, mắt đỡ biến chứng, đang dần hồi phục.

Còn chị T bệnh nhân vẩy nến, yên tâm vui vẻ ăn Tết Nhâm Thìn. Tôi thực sự vui lây và muốn chuyển lời cảm ơn của gia đình họ đến Báo Người cao tuổi, đến tác giả cuốn sách “Cây Lược vàng quý như vàng

                                                                                  Xuân Hùng

Vàng từ cây lược vàng
 Dân gian dùng cây lược vàng chữa bệnh loét dạ dày tá tràng, lợi tiểu, ngăn ngừa và điều trị các khối u trong cơ thể.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Canada, dịch ép từ cây lược vàng rất giàu các chất kích thích sinh học có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư. Những chất này còn có khả tratamlan năng chữa lành các bệnh mắt, viêm loét dạ dày tá tràng, hen suyễn, và nhiều bệnh khác nữa. Nó làm tăng quá trình biến dưỡng, làm tăng khả năng bảo vệ cơ thể và đồng thời thúc đẩy quá trình tái sinh (đổi mới) các tế bào trong cơ thể.

Cây lược vàng cũng có những tác dụng phụ, vì thế cần cẩn thận khi sử dụng
 Cây lược vàng có tên tiếng Anh là “basket plant” (cây giỏ - vì thường được trồng trong những giỏ nhỏ để trong nhà) tên Latinh là Callisia fragrans, thuộc họ thài lài Commelinaceae. Chính nhờ thành phần các chất sinh học hiện diện trong cây có tác dụng hiệu quả trên cơ thể người, mà cây lược vàng đang được nhiều nước quan tâm nghiên cứu.
Toàn cây chứa các chất có hoạt tính sinh học gồm flavonoid, steroid và nhiều khoáng tố vi lượng có lợi cho sức khỏe. Chất flavonoid đóng vai trò như vitamin P có khả năng làm bền mạch máu và tăng tác dụng của vitamin C.
Những hoạt chất này còn có tác dụng giảm đau, an thần, kháng viêm, hoạt huyết, được dùng để chữa lành vết thương, vết bỏng, vết bầm tím. Dân gian dùng làm phương thuốc chữa bệnh loét dạ dày tá tràng, lợi tiểu, ngăn ngừa và điều trị các khối u trong cơ thể.
Hai chất flavonoid được xác định là quercetin và kaempferol. Quercetin là một chất chống oxy hóa tế bào mạnh, có khả năng kháng ung thư và tăng sức bền thành mạch, còn hữu ích trong trường hợp dị ứng, chảy máu thành mạch, viêm thận, thấp khớp, bệnh tim mạch, bệnh mắt và các bệnh nhiễm trùng.
Kaempferol giúp củng cố mao mạch, nâng đỡ thể trạng, tăng sự đào thải nước tiểu và khả năng kháng viêm, được dùng chữa viêm nhiễm, dị ứng và bệnh đường tiết niệu. Hai chất này hợp đồng cộng lực, nhờ đó mà hiệu quả điều trị được gia tăng.
Chất steroid trong cây chính là phytosterol. Chất này có hoạt tính estrogen, tác dụng sát khuẩn, chống xơ cứng và kháng ung thư. Cây lược vàng còn có khả năng tẩy uế không khí ô nhiễm trong phòng, phóng thích những chất có ích cho việc điều trị các bệnh thuộc đường hô hấp.
Coi chừng tác dụng phụ
Gần như loại thảo dược nào cũng có khả năng gây tác dụng phụ và cây lược vàng không là ngoại lệ. Các tác dụng phụ thường gặp nhất của việc sử dụng thảo dược này là tổn thương các dây thanh quản, gây dị ứng phát ban và sưng phù, đặc biệt là ở những người có hệ miễn dịch suy yếu và dễ dị ứng. Do đó, chỉ được chấp nhận sau khi có ý kiến của bác sĩ.
Tóm lại, cho dù đã được nghiên cứu nhưng đôi khi các kết quả vẫn chưa đủ để tạo chứng cứ khoa học cho một loại thuốc mới, nên vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết cách sử dụng, liều lượng, dạng thích hợp, không nên tự ý sử dụng và luôn nhớ một loại thuốc không thể chữa được nhiều bệnh cùng lúc.
MỘT SỐ CÁCH DÙNG CÂY LƯỢC VÀNG
Đặt cạnh bệnh nhân: Cây lược vàng có khả năng tẩy uế không khí ô nhiễm trong phòng, phóng thích những chất có ích cho việc điều trị các bệnh thuộc đường hô hấp. Nên đặt những chậu cây lược vàng bên cạnh chỗ nằm của bệnh nhân viêm phổi hoặc ung thư phổi.
Dạng dầu:
Cách 1: Lấy toàn cây lược vàng đem ép lấy dịch, bã còn lại đem phơi khô. Khi đã khô thì bẻ vụn ra ngâm trong dầu ô liu, đậy kín trong khoảng ba tuần. Sau đó trộn chung và lọc qua gạc mỏng, cho hỗn hợp dầu vào trong lọ thủy tinh màu, cất nơi mát.
Cách 2: Cắt cây lược vàng thành những mảnh nhỏ rồi cho hết vào một nồi chịu nhiệt, rót dầu thực vật vào nồi rồi đem bỏ vào lò hầm ở 40oC trong tám giờ. Sau đó lọc qua gạc mỏng, cho hỗn hợp dầu vào trong lọ thủy tinh màu, cất ở nơi mát.
Loại dầu này được dùng trị bệnh ngoài da hoặc để xoa chữa các chứng viêm khớp, cứng khớp hoặc bôi để xoa bóp giảm đau toàn thân.
Dạng thuốc mỡ:
Cắt nhỏ toàn cây và nghiền nát trong cối. Sau đó trộn với vaselin hoặc bột kem nhão để tạo thành một hỗn hợp theo tỷ lệ 2:3. Cho khối thuốc mỡ vào lọ thủy tinh màu, để nơi tránh ánh sáng.
Cách bào chế khác là ép lấy dịch chiết của cây và trộn với vaselin hoặc kem theo tỷ lệ 1:3, sau đó cũng cho vào lọ đậy kín, bảo quản nơi mát. Thuốc mỡ này được dùng để bôi lên các vùng da bị tê cóng, bầm tím, viêm loét da, và còn được áp dụng để chữa các trường hợp viêm khớp, cứng khớp và đau nhức.
Chú ý:Nên chọn những cây có ít nhất 9-10 đốt trở lên (không ngắn dưới 20cm), và có màu tím sậm vì lúc đó hàm lượng chất kích thích sinh học trong cây đạt mức tối đa.
Chất steroid trong cây chính là phytosterol. Chất này có hoạt tính estrogen, tác dụng sát khuẩn, chống xơ cứng và kháng ung thư. Cây lược vàng còn có khả năng tẩy uế không khí ô nhiễm trong phòng, phóng thích những chất có ích cho việc điều trị các bệnh thuộc đường hô hấp.

TheoDS Lê Kim Phụng



NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH VẨY NẾN


Mặc dù nhiều nghiên cứu trước đó đã liên kết cà phê với nguy cơ gia tăng bệnh vảy nến, song một nghiên cứu mới đây không tìm thấy bằng chứng như vậy, theo trang tin healthday.com.
Bệnh vảy nến là một bệnh da phổ biến, là nguyên nhân gây mẩn đỏ và kích ứng da. “Giả thuyết của chúng tôi là liệu chất caffeine (có trong cà phê) có làm giảm nguy cơ mắc bệnh vảy nến hay không, vì có nhiều giả thuyết trước đây cho rằng caffeine có thể là một chất chống viêm.


Tuy nhiên, chúng tôi thấy không có mối liên hệ giữa cà phê và nguy cơ gây bệnh vảy nến”, tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Abrar Qureshi, chuyên gia về da liễu thuộc Trường y Harvard (Mỹ) khẳng định. Theo chuyên gia Qureshi, sở dĩ nhiều nghiên cứu trước đây cho rằng có mối liên hệ giữa cà phê với bệnh vảy nến có thể là do có mối liên hệ giữa bệnh này với hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia, vốn là những tác nhân gây bệnh vảy nến.
Trong cuộc nghiên cứu mới ở 83.000 người này, những người uống nhiều cà phê nhất cũng là những người hút thuốc lá và uống rượu bia nhiều, chuyên gia Qureshi lý giải thêm.

VẨY NẾN CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?


Hiện nay không có trị liệu dứt được bệnh vẩy nến
Vẩy Nến (Psoriasis) là một bệnh có tính cách miễn dịch - di truyền với các dấu hiệu trên da và khớp xương. Đặc điểm của bệnh là những vẩy khô mầu bạc hồng, rất ngứa, tụ gọn với nhau. Vẩy lớn nhỏ khác nhau, thường có trên khuỷu tay, cánh tay trước, đầu gối, chân, da đầu và các bộ phận khác trong cơ thể. Bệnh thường kéo dài lâu ngày và hay tái phát. Bệnh khá phổ biến.
Riêng tại Hoa Kỳ có khoảng trên 7.5 triệu nạn nhân. Bệnh có bất cứ ở tuổi nào nhưng thường là từ 12 tuổi tới 40 tuổi. Khoảng từ 10%-15% bệnh xảy ra trước 10 tuổi. Dân da trắng thường bị vẩy nến nhiều hơn người da mầu. Nam nữ đều mắc bệnh nhiều như nhau.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra bệnh chưa được biết rõ. Có giải thích cho rằng bệnh gây ra do một sự nhầm lẫn của hệ miễn dịch, đặc biệt là các bạch cầu loại T. Bình thường, các tế bào này tuần hành theo máu khắp cơ thể để truy lùng, tiêu diệt các sinh vật hoặc hóa chất gây bệnh. Trong bệnh vẩy nến, bạch cầu T tấn công nhầm các tế bào biểu bì, tưởng chúng là thù địch. Bị kích thích, biểu bì tăng sinh rất nhanh trong vòng vài ba ngày, thay vì cả tháng như thường lệ. Không tróc kịp, các tế bào này và T cell xếp thành từng lớp vẩy trên da. Nguyên nhân của sự nhầm lẫn vẫn còn trong vòng bí mật và diễn tiến bệnh tiếp tục nếu không được điều trị.
Cũng có giải thích bệnh có tính cách thừa kế di truyền và nhiều người trong một gia đình có thể cùng bị bệnh. Một số yếu tố có thể khiến bệnh phát ra là: -xúc động tâm lý mạnh ảnh hưởng lên hệ miễn dịch, có thể kích thích bệnh xuất hiện lần đầu hoặc tăng mức trầm trọng của bệnh đang tiến triển. -chấn thương liên tục trên da như vết trầy, vết cắt, cháy da; -nhiễm độc da hoặc cuống họng, nhiễm HIV -tác dụng của một vài dược phẩm như thuốc chống sốt rét, thuốc trị tâm bệnh lithium, thuốc trị cao huyết áp loại beta blocker. -tiêu thụ nhiều rượu hoặc thuốc lá -mập -thời tiết lạnh hoặc do một vài thực phẩm.
Vẩy nến không lây lan vì không phải là bệnh truyền nhiễm. Mặc dù vẻ dáng vẩy coi “dị hợm”, nhưng người bệnh không là hiểm họa cho sức khỏe và sự an toàn của người khác.
Triệu chứng. Bệnh thường xuất hiện từ từ, tồn tại một thời gian rồi thuyên giảm. Sau đó bệnh tái phát, nhất là khi có chấn thương da, cháy nắng, viêm, dị ứng thuốc. Dấu hiệu đặc biệt nhất là những mảng vết thương trên da khô, hình bầu dục hoặc tròn, mầu hồng đỏ phủ lên trên là nhiều lớp vẩy mầu bạc. Các vết này rất ngứa và đau. Ngứa vì da khô và dây thần kinh dưới da bị một vài hóa chất kích thích, khiến cho não phát ra cảm giác ngứa, muốn gãi.
Ngoài ra, dấu vết trên da có thể là: -vẩy nến giọt mầu đỏ hình bầu dục. - vẩy nến đảo ngược ở nếp gấp trên da như cơ quan sinh dục, nách. - vẩy nến mủ với bóng nước chứa mủ. - vẩy nến từng mảng lớn mầu đỏ với hậu quả trầm trọng như rối loạn thân nhiệt, mất cân bằng chất điện giải cơ thể. -vẩy nến khớp xương, gây trở ngại cho cử động.
Bệnh thường có trên da đầu, sau vành tai, khuỷu tay, đầu gối, hông, vùng cơ quan sinh dục. Móng tay, lông mày, rốn, hậu môn cũng thường bị ảnh hưởng. Đôi khi bệnh lan khắp cơ thể. Khi lành, vết thương thường không để lại sẹo và ở trên đầu, tóc vẫn mọc.
Trong 60% các trường hợp, móng tay móng chân cũng bị bệnh: móng chẻ, mất mầu dầy cộm nom như bị bệnh nấm.
Khoảng từ 10 tới 30% bệnh nhân bị viêm khớp-vẩy nến, thường thường ở tuổi 30 tới 50.
Định bệnh 
Không có thử nghiệm máu hoặc phương thức khoa học nào để chẩn đoán bệnh. Bác sĩ xác định bệnh qua hình thù, mầu sắc của vẩy trên da, đôi khi lấy một chút mô ở vùng bệnh để tìm tế bào đặc biệt vẩy nến.
Tiên lượng bệnh
Vẩy nến là bệnh không lây. Trừ khi bệnh xâm nhập xương khớp hoặc nhiễm độc, vẩy nến thường không gây ra ảnh hưởng xấu cho sức khỏe tổng quát. Nếu có, chỉ là một chút ảnh hưởng tâm lý, buồn phiền lo âu vì da chẳng giống ai. Bệnh nhẹ khi dưới 2% da bị ảnh hưởng; trung bình khi da có dấu hiệu bệnh từ 3 đến 10% và nặng khi vẩy bao phủ 10% da. Tế bào ở các vẩy tăng sinh rất mau, chưa kịp rụng đã ra lớp khác nên các vẩy chùm đè lên nhau. Bệnh gây khó chịu nhất khi xuất hiện ở da đầu, bìu dái, bàn tay, bàn chân và móng tay. Vẩy nến ở lòng bàn tay, bàn chân gây nhiều khó khăn cho người bệnh khi đi đứng, lao động chân tay. Xương khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, lưng quần và cổ cũng thường bị ảnh hưởng và gây ra trở ngại di động, làm việc cho người bệnh.
Vẩy nến là bệnh mãn tính, tồn tại suốt đời. Bệnh nhân cần thường xuyên điều trị, đôi khi bệnh trầm trọng, cần nhập viện, y phí khá tốn kém.
Điều trị
Điều trị vẩy nên là cả một thách thức với mục đích chính là gián đoạn sự tăng sinh quá nhanh của tế bào biểu bì, giảm viêm da, vẩy nến. Có nhiều phương thức trị liệu khác nhau. Bác sĩ sẽ lựa phương thức thích hợp cho từng bệnh nhân và tùy theo bệnh nặng hay nhẹ. Hiện nay không có trị liệu dứt được bệnh vẩy nến, mà chỉ làm dịu tạm thời.
Các phương thức đó là:
1-Thuốc thoa ngoài da: Với dạng bệnh nhẹ, thuốc thoa trên da có thể giải quyết vấn đề. Bệnh nặng hơn, cần phối hợp với thuốc uống hoặc chích.
a-Thuốc Corticosteroids như Ultravate, Tenovate, Psorcon, rất công hiệu và thường được dùng ở trường hợp bệnh nhẹ hoặc trung bình.
b-Thuốc Donovex thuộc nhóm Vitamin D tổng hợp làm giảm viêm và ngăn sự tăng sinh tế bào da.
c-Thuốc Retinoid từ sinh tố A như Tazorac.
d-Nhựa than đá (Coal Tar) được dùng để trị vẩy nến từ thuở xa xưa để giảm viêm ngứa. Thuốc khá công hiệu, ít tác dụng phụ nhưng có mùi khó chịu lại dính quần áo khó coi.
2-Quang trị liệu với ánh sáng mặt trời, các tia tử ngoại B (UBV), quang hóa trị liệu PUVA (Psoralen Plus Ultraviolet A), laser xung nhuộm màu tía (Pulsed Dye Laser).
3-Dược Phẩm
Có nhiều dược phẩm đặc trị bệnh vẩy nến: a- Rheumatrex (Methotrexate). Thuốc này được dùng trong trường hợp bệnh nặng, tái phát và không bớt sau khi dùng các phương thức khác. Thuốc phải do bác sĩ quyết định và theo dõi sau khi đã chẩn định bệnh bằng sinh thiết mô bào. Thuốc có nhiều tác dụng phụ mạnh. b- Neoral (Cycloporine) Thuốc dùng khi bệnh nặng, không thuyên giảm với PUVA, Retinoid hoặc Methotrexate. Thuốc có thể gây ra cao huyết áp và bệnh thận. c- Retinoid uống (Acitretin), Tegison cho các trường hợp vẩy nến trầm trọng. d-Dược phẩm sinh học Alefacept (Amevive), etanercept (Enbrel), infliximab (Remicade). Đây là các loại thuốc chích có tác dụng trên tế bào miễn dịch T cell để trị bệnh được nghi là do miền dịch gây ra và được dùng khi các trị liệu khác không thành công.
Kết luận
Vẩy nến là bệnh hơi khó trị, cần kiên nhẫn. Bác sĩ lo chọn lựa thuốc, bệnh nhân cũng cần hợp tác với bác sĩ và tự chăm sóc bệnh của mình.
-Tắm mỗi ngày để loại bỏ vẩy bám trên da. Tránh nước quá nóng, xà bông quá mạnh làm da thêm khô ngứa. Lau da nhẹ nhàng tránh gây tổn thương thêm.
-Pha dầu tắm như Epson, Dead Sea salt, dầu thực vật trong bồn nước, ngâm mình khoảng 15 phút cho da mềm.
-Ngay sau khi tắm, da còn hơi nước, thoa các loại kem làm ẩm da. Mùa lạnh khô, cần thoa kem làm ẩm da nhiều lần trong ngày.
-Nhớ thoa và dùng thuốc trị bệnh do bác sĩ chỉ định
-Giữ hẹn tái khám để bác sĩ theo dõi tiến triển bệnh, thay đổi trị liệu.
- Phơi nắng nhẹ cũng giúp phần nào nhưng đừng để da cháy nắng
-Tránh gãi chỗ ngứa. Giữ da ấm.
-Tìm hiểu thêm về bệnh để biết cách chăm sóc, tránh tái phát hoặc trầm trọng hơn. Đôi khi người bệnh cũng nên có thái độ hòa hoãn, sống chung hòa bình với Vẩy Nến, một bệnh tương đối lành tính, tuy khó chữa, nhưng không gây hậu quả hiểm nghèo như nhiều bệnh khác.
(Theo Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức Texas-Hoa Kỳ)
( Tran Tung )

CHỮA VẨY NẾN BẰNG ĐÔNG Y


Đông y với bệnh vảy nến

Thứ Ba, 07/09/2010 14:10
Bệnh vảy nến là một bệnh ngoài da rất phổ biến trên thế giới và Việt Nam. Bệnh mang tính di truyền, không nguy hại đến tính mạng, không lây nhưng thường kéo dài, tái phát, gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân. Theo y học cổ truyền, bệnh vảy nến gọi là tùng bì tiễn, là bệnh ngoài da mạn tính hay tái phát. Thương tổn cơ bản của bệnh vảy nến là đỏ da, có vảy nổi cộm ít hoặc nhiều. Nền đỏ này thường có vảy trắng, xám phủ lên trên, phải cạo hết lớp vảy này mới thấy rõ. Bệnh hay phát vào mùa đông, ở da đầu và mặt ngoài của tay, chân; nặng thì phát ra toàn thân kèm theo sưng đau các khớp tay chân. Y học cổ truyền cho nguyên nhân của bệnh vảy nến là do huyết nhiệt, lại cảm phải phong hàn mà thành bệnh, lâu ngày làm huyết táo, không dinh dưỡng được da sinh vảy nến.
Sau đây là các bài thuốc chữa trị bệnh này tuỳ theo từng thể bệnh:
Thể phong huyết nhiệt:
Triệu chứng: những nốt chấm đỏ xuất hiện nhiều, liên tục, lâu ngày to dần, màu hồng tươi, ngứa nhiều.
Phép chữa: khu phong, thanh nhiệt, lương huyết.
Bài thuốc 1: hoa hoè 20g, sinh địa 20g, thổ phục linh 16g, ké dầu ngựa 16g, hy thiêm 16g, cây cứt lợn 12g, thạch cao 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Bài thuốc 2 (Hoè hoa thang gia giảm): hoè hoa sống 40g, thăng ma 12g, sinh địa 40g, thổ phục linh 40g, tử thảo 12g, thạch cao 40g, ké đầu ngựa 20g, địa phu tử 12g, chích thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Thể phong huyết táo:
Triệu chứng: ở thể bệnh kéo dài, có triệu chứng: những nốt mới ít xuất hiện, những nốt cũ màu hơi đỏ, ngứa, mặt da khô.
Phép chữa: dưỡng huyết, nhuận táo, khu phong.
Bài thuốc 1: hà thủ ô 20g, đương quy 20g, khương hoạt 16g, thổ phục linh 40g, ké đầu ngựa 16g, sinh địa 16g, huyền sâm 12g, oai linh tiên 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Bài thuốc 2: huyền sâm, sinh địa, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, hà thủ ô, vừng đen mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Bài thuốc tắm rửa: hoả tiêu, phác tiêu, khô phàn, dã cúc hoa mỗi thứ 15g. Nấu nước tắm rửa, ngày 1 lần.
Kết hợp day bấm các huyệt: khúc trì, nội quan, thần môn, túc tam lý, tam âm giao, phi dương.
Những bài thuốc theo kinh nghiệm của Hải Thượng Lãn Ông và Tuệ Tĩnh:
Bài thuốc của Hải Thượng Lãn Ông: + ngải cứu khô 2 nắm tay, tẩm ít bột mỳ, nấu nước uống hằng ngày.
Phèn chua, vỏ lựu, tán nhỏ hoà dấm mà bôi.

Bài thuốc của Tuệ Tĩnh: rễ cây núc nác 1 nắm, sinh địa 10 củ (trồng ở vườn) đều đập nát, thạch tín một ít, tán nhỏ, dấm chua 1 bát (200ml). Tất cả bỏ vào lọ, lấy bùn trát kín, đun cách thuỷ 10 giờ, rồi đem ra xức (ngửi). Không để thuốc vào mắt, mặt (thạch tín là thuốc độc bảng A). Nếu nổi vết đỏ, tròn bằng đồng tiền, ngứa, chảy nước vàng thì dùng: xương chó vàng 2 phần, vỏ trứng gà con so 1 phần, tóc rối 1 phần. Tất cả đốt ra tro, tán nhỏ, hoà dầu vừng, xát vào tổn thương.
Ăn uống hỗ trợ trị bệnh: Người bệnh vảy nến nên thường xuyên ăn cháo tang thầm, hồng táo: tang thầm (quả dâu tằm) 30g, hồng táo 10 quả, bách hợp 30g, gạo lức 100g. 3 vị trên cho nước ninh kỹ, sau khi bỏ bã cho gạo đã vo sạch vào nấu thành cháo. Ngày dùng 1 liều, ăn liền 1 tuần là một liệu trình, nghỉ 1 tuần, ăn tiếp và cứ ăn như thế đến khi bệnh thuyên giảm.
Lưu ý: Bệnh vảy nến không nguy hại nhưng thường kéo dài và hay tái phát. Cần chú ý ăn uống thanh đạm, ít mỡ, nhiều rau quả, vitamin. Tránh bia rượu, thịt trâu, thịt chó, các thức ăn khó tiêu. Tránh thức đêm, căng thẳng thần kinh. Cần giải trí vui chơi lành mạnh, tâm hồn thanh thản.


VẨY NẾN CÓ DI TRUYỀN KHÔNG?


Vẩy nến là bệnh ngoài da mạn tính, dễ tái phát và chưa có loại thuốc điều trị dứt điểm. Bệnh khiến người mắc lo lắng vì nguy cơ di truyền đến thế hệ sau.



Bệnh vẩy nến đặc trưng là những mảng hồng ban có vẩy trắng bạc, ngứa, nhiều tầng, dễ bong, khi cạo vụn ra như nến rơi lả tả. Bệnh thường xuất hiện trước tiên ở da đầu và những vị trí tì đè như khuỷu tay, đầu gối, chân, trường hợp nặng có thể lan ra toàn cơ thể,...

Các chuyên gia cho rằng, vẩy nến thuộc nhóm bệnh tự miễn, trong đó một số yếu tố liên quan đến bệnh sinh vẩy nến bao gồm: yếu tố tâm lý (căng thẳng thần kinh); nhiễm khuẩn; một số loại thuốc (thuốc kháng sốt rét tổng hợp, lithium, corticoid,…), môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại,… Còn về yếu tố di truyền, đã có bằng chứng rõ rệt rằng bệnh thường gặp hơn ở những người có cha hoặc mẹ bị vẩy nến. Cụ thể: nếu cha hoặc mẹ bị vẩy nến thì tỉ lệ mắc bệnh ở con là 8,1%; nếu cả cha và mẹ bị vẩy nến thì tỉ lệ mắc bệnh ở con là 41%.

Về điều trị vẩy nến, thường kết hợp cả thuốc bôi ngoài da và thuốc điều trị toàn thân. Thuốc bôi ngoài da là những thuốc có chứa acid salicylic, viatamin D3, viatamin A có tác dụng chống viêm, chống ngứa, ức chế tăng sinh tế bào sừng. Các thuốc điều trị toàn thân bao gồm thuốc điều trị miễn dịch và ức chế miễn dịch (methotrexat, cyclosporin,…) nhưng những thuốc này phải được bác sĩ kê đơn và theo dõi vì chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Quang hóa trị liệu hoặc chiếu tia cực tím (UVA, UVB) là cách chữa bệnh vẩy nến có hiệu quả đối với những trường hợp nặng, diện tích da bị bệnh rộng (toàn thân). Tuy nhiên, nếu sử dụng phương pháp này lâu dài mà không kiểm soát, da có thể bị đồi mồi, mau bị lão hoá và gây ung thư da.
Hiện nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang tin tưởng sử dụng bổ sung các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài để hỗ trợ điều trị vẩy nến, mà thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang tiêu biểu trong số đó. Sản phẩm này có thành phần chính là sói rừng giúp chống tự miễn, kết hợp với các dược liệu quý khác như: bạch thược, nhàu, nhũ hương, hoàng bá, thổ phục linh,… nên giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, cải thiện các triệu chứng, ngăn chặn vẩy nến tái phát.

BỆNH VẨY NẾN CÓ LÂY KHÔNG?


Ai dễ mắc, có di truyền?

Bệnh vảy nến biểu hiện trên da bằng các mảng đỏ có giới hạn rõ và đóng vảy. Khi đè lên thì màu đỏ này biến mất. Các mảng đỏ từ vài cm đến hàng chục cm, có phủ vảy màu trắng đục mà khi cạo ra thì nó rớt vụn giống như sáp đèn cầy. Các thương tổn này được phân bổ đối xứng ở rìa chân tóc, da đầu, cùi chỏ, đầu gối, vùng xương cụt. Bệnh không đau, có thể có ngứa với mức độ ít nhiều tùy theo từng người
Trong trường hợp nặng, bệnh có thể gây hư móng, đau khớp, biến dạng  khớp, nổi mủ từng vùng hoặc toàn thân và làm cả người bị đỏ da không hồi phục.
Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi (từ trẻ sơ sinh đến các cụ già với tỷ lệ nam và nữ ngang nhau). Bệnh này có tính di truyền, nếu trong gia đình chỉ có hoặc cha hoặc mẹ  bị thì khoảng 8% con sẽ mắc bệnh, còn nếu cả cha và mẹ cùng bị vảy nến thì tần suất các con mắc bệnh là 41%.
Bệnh không lây, nhưng chữa không hết
Yếu tố miễn dịch được cho là nguyên nhân chính gây ra bệnh vảy nến. Thêm vào đó, yếu tố di truyền, các bất thường về sinh hóa, chấn thương tâm lý, thuốc... cũng là các yếu tố gây khởi phát, tái phát hoặc làm bệnh nặng thêm. Bệnh này không lây lan. Nhưng các yếu tố làm bệnh nặng hơn là nhiễm liên cầu trùng, nhiễm siêu vi trùng, stress, chấn thương tâm lý... Do nguyên nhân sinh bệnh phức tạp, vảy nến là một trong những bệnh về  da khó chữa hết hẳn. Việc tái phát bệnh thường gây chán nản trong tâm lý người bệnh. Việc trị liệu chỉ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp thuyên giảm các biểu hiện ngoài da, giảm nguy cơ dẫn đến các biến chứng nặng nề, khó chữa như tổn thương khớp, vảy nến mủ hoặc bệnh cảnh đỏ da toàn thân.
Việc phòng bệnh nhằm giúp ngăn chặn sự trầm trọng của bệnh hơn là ngăn bệnh không xảy đến với mình. Biết cách chế ngự stress, giữ cho sức khỏe tốt, trị vảy nến ngay từ khi thương tổn da còn ít theo các hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa là những việc làm mang lại hiệu quả tốt.
Bệnh nhân phải hiểu được tinh thần sống chung với bệnh, rèn luyện thể lực, vui chơi giải trí lành mạnh, ăn uống đầy đủ dưỡng chất vì người có bệnh thường bị mất đạm qua lượng vảy tróc ra hằng ngày. Chỉ dùng thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc, không được tự trị lấy!
BS Võ Thị Bạch Sương


BỆNH VẨY NẾN LÀ GÌ



Vảy nến (Psoriasis) là một bệnh ngoài da mãn tính, hay tái phát với đặc trưng là những mảng hồng ban có vảy trắng bạc và dính rất ngứa, thường có trên khuỷu tay, cánh tay trước, đầu gối, chân, da đầu...
Bệnh vảy nến do rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì (da), điều trị rất khó khăn, dễ gây chán nản vì không có thuốc đặc trị.
Bệnh có ở 1,5-2% dân số thế giới, gặp nhiều ở vùng Bắc Âu với tỷ lệ 1,5 - 3% và 7-10% tổng số các bệnh nhân đến các phòng khám da liễu ở Việt Nam với di truyền tính trội.
Đến nay, dù chưa hiểu được hết căn nguyên của bệnh nhưng các nhà khoa học thấy có một số nguyên nhân chính:
Yếu tố di truyền: 70% trường hợp song sinh cùng mắc, 30% trường hợp có yếu tố gia đình.
Yếu tố tâm lý: Bệnh gia tăng hoặc tái phát liên quan chặt chẽ tới stress.
Nhiễm khuẩn: Yếu tố này thấy rõ ở trẻ em, nhất là với vảy nến thể giọt, bệnh giảm khi dùng kháng sinh penicillin.
Vai trò của thuốc: Bệnh gia tăng khi dùng các loại thuốc như kháng sốt rét tổng hợp, lithium. Đặc biệt, sử dụng corticoid đường toàn thân làm bệnh nặng lên khi dừng thuốc và tiến triển sang thể đỏ da toàn thân hoặc thể mủ.
Triệu chứng
Đặc điểm bệnh rất dễ nhận thấy bởi những tổn thương riêng lẻ có giới hạn rõ. Người bệnh thấy xuất hiện các đám mảng đỏ kích thước khác nhau, từ vài milimet đến vài chục centimet, hơi gồ cao, nền cứng cộm. Vảy nhiều tầng, nhiều lớp, dễ bong, khi cạo vụn ra như bột phấn, như vết nến rơi lả tả. Vảy tái tạo rất nhanh, số lượng nhiều. Thương tổn mới xuất hiện trên các vùng bị kích thích như gãi, tiêm, mổ; kích thích lý hóa... thường xuất hiện đầu tiên ở vùng da đầu và vùng bị tỳ đè, sau vành tai, khuỷu tay, đầu gối, hông, vùng cơ quan sinh dục. Đôi khi bệnh lan khắp cơ thể. Có khi còn gặp vảy nến ở nếp gấp hay dạng đỏ da lan tràn toàn thân và khó điều trị. Móng tay, lông mày, rốn, hậu môn cũng thường bị bệnh trong 60% các trường hợp.
Vảy nến là bệnh không lây lan (trừ khi bệnh xâm nhập xương khớp hoặc nhiễm độc), không gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, chỉ ảnh hưởng tâm lý, buồn phiền vì da... chẳng giống ai.
Điều trị
Hiện nay không có trị liệu nào dứt được bệnh vảy nến, mà chỉ làm dịu tạm thời.
Thường thường, vảy nến được chữa theo ba phương thức:
1- Thuốc bôi ngoài da: Loại Corticosteroids như ultravate, tenovate, psorcon; Loại Donovex thuộc nhóm vitamin A analog; Loại Topical Retinoid như tazorac; Nhóm Coal Tar; Acid Salycylic 5%, dầu hắc ín, dithranol, calcipotriol, tazanotene.
2- Điều trị toàn thân với methotrexate, cyclosporine, saulfasalazine, acitretin.
Các loại thuốc này phải được bác sĩ kê đơn và theo dõi vì chúng khá độc.
Bệnh vảy nến có thể chữa bằng Skin cap Spray.
Tháng 1/2003, FDA chấp thuận cho tiêm thuốc amevive (alefacept) dược phẩm sinh học tác dụng trên tế bào miễn dịch T cell để trị bệnh nghi là do miễn dịch gây ra.
3- Trị liệu bằng thuốc đông y.Hiện ở Việt Nam thường ứng dụng công trình nghiên cứu của Lương Y nhân dân Lâm Tuệ Phương về sử dụng đông y trong việc kiềm chế đẩy lùi căn bệnh vẩy nến.