Bệnh tật đã cướp đi tuổi thơ của bé trai 9 tuổi
“Khoảng 3 ngày một lần, con bị
lột da, đau lắm. Có lúc nặng thì một ngày da tự lột làm con rát quá khóc lên.
Con cũng bị ung thư máu nữa, phải uống thuốc và truyền bạch cầu hoài nên người
con rất mệt. Tóc con bị rụng gần hết rồi. Con chỉ muốn trở lại bình thường như
các bạn và sẽ được đi học lại nếu hết bệnh” – Trực nói thì thào với chúng tôi -
em bị bệnh nặng nên đến cả lời nói cũng bị yếu.
Cháu Nguyễn Trung Trực (9 tuổi, quê Quảng Trạch, Quảng Bình)
bị mắc bệnh vảy nến và ung thư máu cứ chốc chốc ngồi kêu đau với người bố. Nhìn
thấy con đau mà ruột gan anh cũng như thắt lại, nhưng ngặt nổi nhà nghèo quá
biết làm sao chữa dứt bệnh. Vợ chống anh cũng đã tìm đủ mọi cách để vay cho
con, thấm chí đã đi mượn số đỏ để vay tiền ngân hàng mặc dù biết có lẽ không ai
dám cho anh chị mượn nhưng anh chị vẫn hi vọng vào một điều gì đó ở cuộc đời
này.
Trường hợp của bé Trực là một trường hợp hết sức đáng thương
tại khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Huế, cháu bị bệnh ung thư máu và bệnh vảy nến
rất khó chữa. Đã hơn 1 năm nay, cháu phải nghỉ học để đi điều trị bệnh tại bệnh
viện Cuba
Đồng Hới rồi đến Bệnh viện Trung ương Huế nhưng vẫn chưa thuyên giảm. Trong lúc
chống chọi lại một lúc 2 căn bệnh nguy hiểm thì cả nhà của cháu Trực càng gian
nan trong việc lo chi phí điều trị cho con.
Đã 9 tuổi nhưng cơ thể cháu Trực gầy gò và mỏng manh như trẻ
lên 5. Vỏn vẹn cân nặng đúng 15kg, những mảng da trên toàn bộ thân thể cháu cứ
bong ra từng lớp. Vì da của con nít còn non nên bị lóc da hoài do bệnh vảy nến,
nhiều phần trên người Trực bị tóe máu. Các khớp tay không co duỗi bình thường
được và khớp chân cử động yếu ớt làm cháu không tự mình đi được. Bị bệnh vảy
nến bẩm sinh từ lúc nhỏ, đến nay bệnh tình ngày càng nặng hơn kèm theo những
cơn đau rát buốt mỗi lúc bị lột da hay tắm rửa. Nhà Trực có 2 anh chị cũng bị
bệnh vảy nến bẩm sinh như em, đến nay vẫn chưa khỏi và cũng hay thường xuyên bị
đau rát mỗi ngày.
Cháu Trực (9 tuổi) cùng lúc bị bệnh vảy nến và ung thư máu
“Khoảng 3 ngày một lần, con bị lột da, đau lắm. Có lúc nặng
thì một ngày da tự lột làm con rát quá khóc lên. Con cũng bị ung thư máu nữa,
phải uống thuốc và truyền bạch cầu hoài nên người con rất mệt. Tóc con bị rụng
gần hết rồi. Con chỉ muốn trở lại bình thường như các bạn và sẽ được đi học lại
nếu hết bệnh” – Trực nói thì thào với chúng tôi -em bị bệnh nặng nên đến cả lời
nói cũng bị yếu.
Những ngày chăm 2 đứa con đầu khổ không kém nhưng bệnh chưa
chữa được thì lại đến đứa thứ ba, anh Phạm Văn Kế (44 tuổi, cha cháu Trực) phải
bán hết đồ đạc trong nhà rồi đem con vào bệnh viện cứu chữa. Tiền thuốc men thì
nhiều mà nhà thuộc hộ nghèo, có được mấy mảnh ruộng nhỏ nên anh và vợ làm mãi
mà không có tiền đành phải liều mượn sổ đỏ của bà con đem đi cầm tạm lấy tiền.
Chỉ có 1 người bà con thân mà cũng nghèo của anh cho, còn lại có ai đâu dám cho
vì sổ đỏ là mảnh đất hộ thân hộ thổ của cả đời người nông dân nơi vùng quê nghèo
Quảng Trạch. Tuy nhiên, tiền cũng không đủ, anh và vợ phải đi vay mượn khắp nơi
được mấy chục triệu lo cho con.
Hai bàn chân em bị lóc da hết, phần da còn lại nhăn nheo như người già
Sau 7 tháng nằm ở khoa nhi, anh đã kiệt quệ về tài chính.
Gặp chúng tôi trong một lần lên trao quà nhân ái, anh Kế chạy đến cầu xin được
báo viết bài giúp đỡ vì nhà đã đến lúc quá khó khăn. “Cháu nó đang điều trị hóa
chất, có ngày hơn cả triệu đồng dù đã có bảo hiểm. Còn ngày uống thuốc thì cũng
mất hết 300-400 ngàn đồng anh ơi. Xin cầu giúp bạn đọc báo Dân trí quan tâm cho
cháu. Cảm ơn anh rất nhiều” – anh Kế nói mà nước mắt ứa ra.
Trao đổi với chúng tôi, BS CK II. Đinh Quang Tuấn, Trưởng
khoa Nhi cho biết đây là một hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang điều trị tại
khoa. “Cháu Trực bị bệnh ung thư máu và vảy nến bẩm sinh. Đến nay bệnh vảy nến
vẫn chưa chữa dứt, còn bệnh ung thư thì ưu tiên chữa trước bằng hóa trị. Vì
cháu đã trên 6 tuổi nên phải trả 20% tiền thuốc men, còn lại 80% bảo hiểm chi
trả. Chi phí mỗi đợt chữa ung thư máu cho cháu rất cao, lên đến vài chục triệu
đồng. Còn nếu tính ra tiền thuốc men điều trị cả 2 căn bệnh của cháu cũng phải
gần 2 triệu đồng mỗi ngày. Cháu Trực rất thông minh và nhanh nhẹn, tội cho cháu
đang mắc phải trọng bệnh. Chúng tôi đang tích cực để chạy chữa và giúp thêm cho
cháu” – BS Tuấn nói.
Hai bàn chân em bị lóc da hết, phần da còn lại nhăn nheo như người già
Phần bụng cũng bị rướm máu bởi da bị lột quá nhiều, trên
người Trực không có chỗ nào là không lột da. Căn bệnh nặng hơn bệnh da vảy nến
là ung thư máu với nhiều lần hóa trị khiến em rụng gần hết tóc.
Tạm biệt cháu Trực lúc em đang ngồi với cha tập cử động 2
khớp tay, chúng tôi càng xót thương khi thấy Trực nhăn mặt và chảy nước mắt khi
đau quá không co lại cánh tay được và vì bị vết thương đang rỉ máu từ chỗ da
mới lột vì vảy nến trên bả vai. Em còn quá nhỏ nhưng đã gồng gánh cùng lúc 2
căn bệnh rất khó điều trị. Nếu không có những tấm lòng hảo tâm, thật khó để em
vượt qua được nỗi đau trong lúc này.
“Nhiều lần tôi định tự tử...”
“Nhiều lần tôi định tự tử...”
Anh Tám 50 tuổi nhưng chưa
một lần ra khỏi cửa vì mắc bệnh vẩy nến, teo cơ. Mẹ già 90 tuổi phải lo cho anh
từ việc ăn uống đến vệ sinh cá nhân. “Thương mẹ, nhiều lần tôi định tự tử...” -
anh Tám nghẹn ngào trong nước mắt.
Mẹ già 90 bất tỉnh bên mương vì đói
Chúng
tôi đến thăm gia đình bà Phan Thị Thanh (90 tuổi, đội 4, thôn Bình Tây, xã Đại
Thắng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) theo lời kể nghẹn ngào của ông chủ tịch xã Đại
Thắng - Hồ Văn Chín.
Căn
nhà tối om, tồi tàn được dựng bằng những tấm phên lợp lá bợ đỡ, xiêu vẹo, người
đàn ông đang nằm thở từng hơi dốc, kéo dài những tiếng rên la thảm thiết pha
vào tiếng ho sặc sụa chốc chốc lại vang lên khiến không khí trong căn nhà rách
thêm ảm đạm.
Chỉ
tay về phía người đàn ông đang nằm trên chiếc giường gãy chân, ông Chín nói:
“Anh Trần Tám con cụ Thanh đó cô chú. Tội nghiệp, anh bị bệnh vẩy nến bẩm sinh
từ khi mới lọt lòng. Năm nay đã ngoài 50 tuổi mà chưa một lần bước tới nhà
người khác, cứ nằm 1 chỗ. Đáng thương cho bà cụ năm ni đã 90 tuổi mà vẫn phải
thức khuya dậy sớm làm lụng kiếm tiền nuôi con”.
Ngồi đợi hồi lâu mới
thấy từ ngoài ngõ bóng một bà cụ lom khom một tay chống gậy, một tay ôm chiếc
thúng còn rơi vãi vài cọng rau. Thấy chúng tôi bà lật đật đặt chiếc thúng vội
đến tay bắt mặt mừng vì dường như đã lâu lắm rồi căn nhà của hai mẹ con không có
ai đến thăm hỏi qua lại vì sợ bị lây nhiễm căn bệnh ngoài da của anh Tám.
“Đời
tôi chưa có lấy một ngày vui sướng, an nhàn. May mắn lấy được chồng ở cái tuổi
lỡ thì, chẳng bao lâu sau khi tôi mang bầu thằng Tám thì ổng bị nhồi máu cơ tim
rồi mất. Kể từ đó tôi một mình nuôi con bệnh tật, hơn 50 năm chưa khi nào mẹ
con có một ngày vui vẻ, cuộc sống cứ thiếu trước hụt, đói triền miên vì chạy
chữa thuốc thang cho nó”.
Chúng tôi lại gần bắt
chuyện với anh, trong cơn ho quằn quại, anh vừa gãi vừa cố dốc sức bộc bạch với
chúng tôi: “Nhiều lần tôi định tự tử để mẹ không khổ vì lo cho tôi nữa, nhưng
hễ nghĩ đến cảnh mẹ không ai ở bên tôi lại sợ không dám nữa. Phải chi tôi đi
lại được thì cũng đỡ, đằng này tôi bị teo cơ, tàn tật từ năm lên 7, việc ăn
uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân mẹ phải lo cho tôi từng li từng tí. Nhiều đêm
mẹ nghe thấy tôi khóc mẹ cũng khóc theo, thế là suốt đêm đó 2 mẹ con không ngủ”.
Nghe
những người hàng xóm của bà Thanh kể, để có tiền lo chi phí thuốc thang lên đến
2 triệu đồng/tháng, gồm tiền thuốc mỡ bôi toàn thân cho anh Tám lẫn thuốc uống,
người mẹ già năm nay đã bước sang tuổi gần đất xa trời phải dậy từ lúc 3h sáng
để cắt từng bó rau muống, rau lang mang ra chợ bán. Trưa về lại lội lên đám
mương phía sau nhà hái từng cọng rau má đến tối om mới về.
Hai
mẹ con cố gắng ăn uống kham khổ, ngày mưa gió không làm gì ra tiền thì cả hai
mẹ con nén bụng uống nước trừ cơm, bà con chòm xóm thương tình biếu củ khoai củ
sắn ăn lót dạ.
Đã không ít lần người
ta thấy bà ngã quỵ cùng thúng rau trên đường ra chợ, cũng không ít lần người đi
làm ruộng băng qua con mương phát hiện bà kiệt sức nằm bất tỉnh vì đói. Nhưng
dù khó khăn cỡ nào, đói khổ đến mấy bà vẫn cố chạy vạy từng ngày lo đầy đủ thuốc
thang cho đứa con xấu số của mình.
“Tôi chỉ sợ chết rồi không ai lo cho thằng Tám”
Trò
chuyện với chúng tôi, những dòng nước mắt cứ lăn dài trên gò má nổi cộm những
nếp nhăn chai sần vì năm tháng của bà Thanh. Thỉnh thoảng quay người nhìn về
phía đứa con trai đang nằm bất động của mình, bà khấn nguyện: “Lạy trời lạy
phật đừng mang con tôi đi. Có chết thì hãy để tôi chết trước chứ tôi không muốn
cảnh người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh. Con tôi có tội tình gì đâu mà bắt nó phải
khổ sở mang bệnh từ lúc mới sinh ra. Nhìn những lúc con lên cơn ngứa ngáy mà
ruột gan tôi nóng như lửa đốt”.
Nói
xong bà lê từng bước nặng nhọc đến bên vỗ về, xoa xoa khắp người anh Tám. Rồi
bà khóc khiến anh Tám cũng nấc nghẹn từng hồi ôm chầm lấy người mẹ tội nghiệp
của mình.
“Mẹ ơi con chết đi mà
mẹ đỡ khổ con đã chết từ lâu rồi. Con sợ mẹ ở lại một mình trên thế gian không
có ai quan tâm con sợ lắm. Mắt mẹ đã mờ rồi, thôi mẹ đừng làm nữa. Bệnh con khi
nào chết hẵng hay”, anh Tám khóc nghẹn.
Không ngờ trên đời này vẫn còn có những người bất hạnh hơn mình.Cầu mong cho những mảnh đời bất hạnh này sớm thoát khỏi căn bệnh quái ác.
Trả lờiXóangoài đời mình còn thấy nhiều trường hợp thương tâm hơn.Hôm đến chữa tại nhà bs Phượng mình còn gặp cảnh hai bà cháu từ Quảng Ngãi đưa nhau ra Hà Nội chữa trị.Nghèo đến mức mà vẫn còn đi chân đất.Mọi người tập trung quyên góp,bs phượng cũng chữa miễn phí cho trường hợp đó.làm được một việc tốt mình cũng thấy nhẹ lòng hơn.
Trả lờiXóa