Cẩn thận biến chứng của vẩy nến
Vẩy nến là một căn bệnh mãn tính, chưa có thuốc điều trị bệnh dứt hẳn và nguyên nhân gây bệnh cũng không rõ ràng. Bệnh ảnh hưởng đến thẩm mỹ của da và biến chứng khá nguy hiểm.
Biến chứng khá nguy hiểm. |
Tại buổi sinh hoạt khoa học kỹ thuật diễn ra ở Trung tâm Truyền thông – Giáo dục Sức khỏe chiều 30-7, BS Hoàng Văn Minh (trưởng Phòng khám da liễu, BV Đại học Y Dược TP.HCM) cho biết:
Bệnh vẩy nến là loại bệnh chưa rõ nguyên nhân xuất hiện, thường do vi trùng gây ra. Biểu hiện ban đầu của bệnh là những hồng ban có vẩy, vẩy khô từng mảng màu trắng, dễ tróc, dễ vỡ vụn. Tùy vào tình trạng nặng hay nhẹ mà những hồng ban xuất hiện ít hay nhiều. Những hồng ban này thường xuất hiện khắp cơ thể và nổi bật ở đầu gối, khuỷu tay chân, xương thiên, lưng và da đầu.
Dễ bỏ qua vì lầm tưởng vẩy nến với gàu
Khi vẩy nến xuất hiện ở da đầu bệnh nhân hay cho đó là gàu vì những vẩy tróc có màu trắng rất giống với gàu. Vì vậy thường không quan tâm hoặc điều trị không đúng thuốc, từ đó dẫn đến tình trạng bệnh nặng thêm.
Bệnh nhân cần lưu ý một số triệu chứng để phân biệt khi vẩy nến xuất hiện ở da đầu như: không rụng tóc, có nãng trắng vài milimet đến vài centimet nằm sát da đầu. Khi vẩy nến ở tình trạng nặng sẽ xuất hiện những giọt sương huyết. Với vẩy nến da đầu sương huyết xuất hiện ở vùng trán và những nơi tóc không mọc. Ở cơ thể những giọt sương huyết sẽ xuất hiện trên bề mặt đốm vẩy.
Người bị bệnh vẩy nến nên tránh ăn nhiều chất béo; tránh dùng rượu, bia, thuốc lá, cà phê; tránh chấn thương trầy xước; giữ tinh thần thoải mái, không thức khuya…
Vẩy nến là bệnh da liễu, không ngứa, thuốc điều trị hiện nay chỉ mang tính tạm thời. Bệnh không di truyền, không lây lan trong sinh hoạt. Vì bệnh đột nhiên xuất hiện, phát triển, lại đột nhiên hết nên tình trạng này rất khó cho bác sĩ và bệnh nhân trong việc điều trị. Do vậy, khi điều trị, cả bệnh nhân và bác sĩ cần có sự kiên nhẫn, hợp tác để tình trạng bệnh không đi đến những biến chứng.
Dạng nặng có thể gây tổn thương khớp
Biến chứng của vẩy nến là vẩy nến khớp. Khoảng 53% bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến đều than đau khớp. Đây là dạng nặng của vẩy nến thông thường.
Biểu hiện thường gặp ở vẩy nến khớp là triệu chứng tổn thương móng (chiếm 80% tình trạng bệnh). Một khi có những dấu hiệu tổn thương móng, đau khớp và có tiền sử về bệnh vẩy nến, bệnh nhân nên nhanh chóng chụp phim, làm xét nghiệm ANA, bạch cầu để có kết quả chính xác.
Vẩy nến khớp có thể làm tổn thương các khớp tay, ngón tay; chân, ngón chân gây biến dạng, co quắp hoặc các khớp ngón mất đi ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân rất cao. Sự phát triển bệnh vẩy nến khớp cũng tương tự bệnh vẩy nến. Bệnh xuất hiện, phát triển, mất đi, cứ như vậy lặp đi lặp lại nên thuốc điều trị cũng kéo dài.
Điều đáng lưu ý là thuốc dùng điều trị vẩy nến khớp gây nguy hại đến chức năng gan, thận, suy tủy cao vì vậy bệnh nhân nên cẩn trọng khi sử dụng một số thuốc như: dẫn xuất Vitamin D3 Vitamin A, corticoide dạng chích, Methotrexate… Đặc biệt đối với phụ nữ đang điều trị bệnh không nên mang thai vì khả năng gây quái thai cao (chiếm tỉ lệ 99%).
KHI BỊ VẨY NẾN, NHIỀU NGƯỜI BỆNH RẤT MẶC CẢM BỞI TỔN THƯƠNG TRÊN DA KHIẾN NGƯỜI NGOÀI TƯỞNG MẮC AIDS, GIANG MAI. THẬM CHÍ CÓ NGƯỜI BỊ VỢ (CHỒNG) BỎ VÌ MẮC CĂN BỆNH NÀY. SỰ MẶC CẢM, TỰ TI, LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CÀNG KHIẾN TÌNH TRẠNG BỆNH CỦA HỌ NẶNG LÊN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét