Tìm kiếm Blog này

BỆNH VẨY NẾN PHẦN HỒNG LÀ GÌ?

Chẩn đoán bệnh vảy nến phấn hồng: Dựa vào vị trí 1/2 người phía trên, tổn thương có tính chất đám mẹ, đám con, đám mẹ hình tròn vài cm đường kính, màu đỏ hồng có viền vảy ở xung quanh, ở giữa hơi nhăn màu nhạt hơn. các đám con 1cm đường kính dạng sẩn mày đay, ban đỏ, hơi có vảy. 


Vẩy phấn hồng thường được các bác sĩ chuyên khoa Da Liễu chẩn đoán xác định nhanh chóng dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu lúc bệnh mới khởi phát, vẩy phấn hồng cần được chẩn đoán phân biệt với một số bệnh ngoài da khác như: lang ben, nấm da, chàm, vẩy nến, giang mai II. Một số trường hợp phải cần đến các phương pháp cận lâm sàng như xét nghiệm huyết học, sinh thiết sang thương da... để xác định chẩn đoán bệnh vảy nến phấn hồng.
BỆNH VẨY NẾN PHẦN HỒNG LÀ GÌ?
Vẩy nến phấn hồng
Cần chẩn đoán phân biệt với:

-Nấm da

- Viêm da da dầu: viêm da da dầu tổn thương thường có đỏ da, vảy mỡ ở vùng mặt, ngực, lưng..

- Giang mai 2: tổn thương là đào ban, sẩn giang mai, mảng niêm mạc không ngứa, không đau, xét nghiệm huyết thanh giang mai (+).

- ban mày đay.

- Vảy nến thể chấm giọt

- Viêm da liên cầu

Điều trị bệnh vảy nến phấn hồng:
Trong đa số các trường hợp, vẩy phấn hồng sẽ tự khỏi bệnh sau 4-8 tuần không cần phải dùng thuốc. Việc điều trị chủ yếu là kiểm soát triệu chứng ngứa. Các thuốc kháng virus(acyclovir, famciclovir) hay kháng sinh (erythromycin) có thể rút ngắn thời gian kéo dài của vẩy phấn hồng xuống 1-2 tuần. Nếu bệnh nhân ngứa nhiều, bác sĩ điều trị có thể dùng thêm:

Kem, pommade có Steroid : Elomet, Flucinar, Diprosone, Dermovate, Lorinden…giúp giảm ngứa và sang thương bớt đỏ.

Xà phòng có hắc ín, salicylic acid làm bong vẩy: Polytar bar, SASTID bar.

Thuốc kháng histamines : Cetirizine (Zyrtec) ,Fexofenadine (Allegra, Telfast) Diphenhydramine (Benadryl), Chlorpheniramine (Chlor-Trimeton), Clemastine (Tavist) , Loratadine (Claritin).

Quang trị liệu: Chiếu tia cực tím UVB vào sang thương da.
Để giảm cảm giác khó chịu, bệnh nhân đươc khuyên nên tắm nước ấm với dung dịch Calamine và tránh các hoạt động thể lực gây mồ hôi nhiều, nghỉ ngơi trong điều kiện nhiệt độ mát và thông khí tốt.

Điều trị triệu chứng là chính. Điều trị mạnh tại chỗ là không cần thiết. Tránh kích thích bởi tắm nóng, xà phòng và quần áo len. Để chống da khô, tránh kích thích có thể dùng cream corticoid.

Chiếu tia cực tím liều dưới đỏ da. Những cas nặng tốt nhất là chiếu UVA được coi là hiệu quả nhất.
Bôi dung dịch Rivanol 1 %o có thể cho kết quả tốt. Có tác giả còn cho uống cả Rivanol.

Uống kháng histamin tổng hợp, nếu cần cho uống một đợt corticoid. Bệnh có thể tự lành không cần điều trị. Nếu ngứa nhiều thì dùng thuốc kháng Histamin, an thần.

Nếu xác định có nguyên nhân gây bệnh bệnh vảy nến phấn hồng thì điều trị theo nguyên nhân.

Biến chứng bệnh vảy nến phấn hồng.
- Vẩy phấn hồng có thể gây ngứa nhiều, đặc biệt khi thân nhiệt bệnh nhân quá nóng.

- Các hồng ban có thể khỏi hoàn toàn không để lại dấu vết. Tuy nhiên nếu da bệnh nhân sâm màu, tại các vị trí của sang thương mất đi có thể còn lưu lại các đốm nâu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét