Tìm kiếm Blog này

KINH NGHIỆM CỦA NGƯỜI TỪNG CHỮA VẨY NẾN



Phương thuốc quý chữa bệnh vẩy nến,á sừng cần được lưu giữ

Sau nhiều đêm suy nghĩ trăn trở tôi đi đến một quyết định quan trọng là kể lại hành trình đi chữa vẩy nến và cơ duyên đến với bài thuốc cổ phương thần hiệu của dòng họ Nguyễn.Nghĩ lại những ngày tháng khó khăn cực nhọc trên hành trình chữa bệnh tôi quyết định vượt qua tất cả những lời đàm tiếu dị nghị để đem đến cho mọi người một cơ hội chữa khỏi căn bệnh quái gở này.




Viện da liễu Trung ương - nơi tôi khởi đầu hành trình chữa bệnh 

Năm 25 tuổi sau khi sinh cháu thứ nhất tôi phát hiện trên da mình có nhiều hiện tượng lạ.Những đốm màu nâu nhạt cứ dần xuất hiện trên da chân,tay,bụng và lưng kèm theo đó là cảm giác hơi ngứa.Nghĩ mình vừa trải qua thời kì sinh nở do nội tiết thay đổi nên việc xuất hiện một vài hiện tượng trên da cũng là chuyện bình thường.Tình hình có vẻ không như tôi suy nghĩ,những vết màu nâu nhạt này mọc càng dầy hơn và nhanh hơn với màu trở nên hồng hơn khiến cho tôi không thể không lo lắng.Nhận được sự quan tâm của chồng tôi đến bệnh viện da liễu quốc gia khám .Sau khi làm sinh thiết nhuộm HE,cắt sinh thiết,sinh thiết nhuộm PAS tôi điếng người khi bác sĩ kết luận tôi bị bệnh vẩy nến.Ban đầu tôi cũng nghĩ đó là một bệnh về da thông thường mà không biết rằng đó là sự khởi đầu cho một hành trình dài đằng đẵng đi chữa bệnh sau này.

Cầm đơn thuốc ra quầy thuốc mua về điều trị theo lời hướng dẫn của bác sĩ tôi vẫn giữ tâm trạng tự tin vì mình đã khám và chữa ở một trung tâm đầu ngành của cả nước với các bác sĩ giỏi nhất về da liễu.




Bảo thanh đường nơi tôi từng đến chữa trị 

Một tháng điều trị kết hợp bôi và uống mà tình trạng bệnh không thuyên giảm tôi đến khám lại theo lời hẹn của bác sĩ trong đơn.Sau khi làm lại sinh thiết bác sĩ lại tiếp tục kê đơn cho tôi điều trị tiếp.Liệu trình tháng thuốc thứ hai vẫn không làm cho bệnh thuyên giảm mà tình trạng còn có vẻ phức tạp hơn.Cơn ngứa về đêm dữ dội hơn,mật độ lây lan sang các vùng da khác càng về sau càng nhanh hơn.Công việc và cuộc sống hoàn toàn bị đảo lộn từ ngày tôi mắc phải căn bệnh này.


Không biết tin vào đâu nữa vì đến chữa ở bệnh viện da liễu mà không khỏi tôi bắt đầu tự tìm hiểu thông tin để chữa trị.Trên mạng có rất nhiều thông tin về phương pháp, thuốc và bác sĩ điều trị bệnh này,nghĩ mình không hợp với thuốc tây nên tôi quyết định đến chữa bằng đông y tại Bảo Thanh Đường(một địa chỉ được nhiều người biết) Sau khi khám các bác sĩ kê thuốc cho tôi về nhà tự điều trị.Mấy ngày đầu bôi thuốc bệnh đỡ rất nhiều,các vẩy mỏng bắt đầu bong ra nhưng lại để lại một màu thâm đen trông thật khó coi,tình trạng ngứa cũng giảm đi nhiều.Thấm thoắt vậy mà đã hai tháng tình trạng bệnh không giảm nữa nhưng cũng không tăng lên như thách thức sự kiên trì của tôi.Cuối cùng nản quá tôi đành bỏ cuộc vì cứ tiếp tục chữa cũng không biết bao giờ mới khỏi.


Giấc mơ chữa khỏi ở Bảo Thanh Đường vụt tắt cũng là lúc suy nghĩ của tôi tiêu cực nhiều hơn.Tôi luôn mặc cảm với chồng mỗi khi gần gũi,anh động viên tôi nhiều lắm nhưng càng làm như vậy tôi càng thương anh hơn và quyết tâm phải chữa bằng được căn bệnh này.Tôi bắt đầu áp dụng các phương pháp được phổ biến trên mạng như dùng cây lược vàng,lá ngải cứu,vỏ quýt,gừng…ai bảo gì là tôi chứa ấy nhưng hiệu quả vẫn không đáng là bao.


Vậy là đã 4 năm trời tải chống chọi với căn bệnh quái đản này,giờ bệnh đã phát triển ra toàn thân.Nhìn cơ thể lỗ chỗ những vẩy hồng,thâm lòng tôi đau quặn thắt.Người phụ nữ bản lĩnh ngày nào giờ nhường chỗ cho một tinh thần uể oải không lối thoát.Tôi đã từng là người không thối chí đã sử dụng mọi phương pháp: Kim miễn khang,quang trị liệu,lăn kim…đi nhiều nhà thuốc:bảo thanh đường,phúc thanh đường,linh cơ tự ở bắc giang,cụ lang Đẩu ở Yên Bái…Nhưng sự kiên trì và niềm tin của con người có hạn,nó đã vơi dần theo những hành trình chữa bệnh gian khổ và tốn kém.


Một cơ duyên đã đến với tôi trong lúc tuyệt vọng nhất,Trong một lần đi công tác tại Hải Dương,chồng tôi có nghe được một số người trong ngành y tế nói chuyện về bài thuốc của một dòng họ chuyên chữa bệnh vẩy nến,á sừng,viêm da cơ đại,tổ đỉa rất hiệu nghiệm.Hỏi kĩ hơn thì được người đó cho biết đó là thuốc gia truyền dòng họ Nguyễn nổi tiếng khắp miền bắc chữa các bệnh về da.Hiện nay người nối nghiệp dòng họ là Lương y Nguyễn Văn Tuấn đang công tác tại Trung tâm nghiên cứu đông y tại Hà Nội.Như chết đuối vớt được cọc anh đưa tôi đến gặp chị Nga ngay khi vừa về đến Hà Nội.Lương y giới thiệu về bài thuốc cho hai vợ chồng:


Bài thuốc gồm ba thành phần chính:


Thuốc uống dạng cao dẻo,thuốc uống dạng viên tròn và thuốc bôi ngoài da.


Theo giải thích của Lương y mỗi loại thuốc có công dụng khác nhau


Thuốc uống (dạng cao dẻo):Thành phần gồm thổ phục linh,màn trầu…Có tác dụng thanh nhiệt giải độc tiêu viêm,đẩy ra hết chân vẩy nến tránh sự tái phát sau này.




Thổ phục linh - Vị thuốc quý 


Thuốc uống (dạng viên tròn):Thành phần gồm:tang bạch bì,diệp hạ châu,bồ công anh,kim ngân hoa,rau má…Có tác dụng tăng cường công năng khử độc của gan thải độc của thận,tăng cường sức đề kháng của cơ thể giúp đề kháng tốt với căn bệnh vẩy nến.





Nghệ - vị thuốc giúp tái tạo da 


Thuốc bôi(dạng cao):ô liên rô,cây sơn,nghệ…Có tác dụng sát khuẩn, làm bong vẩy,tái tạo vùng da bị viêm mà không để lại sẹo.





Diệp hạ châu đắng giúp thải độc tố 

Thời gian điều trị hơn hai tháng bệnh đã giảm tới 90% một kết quả mà các phương pháp chữa trước chưa bao giờ đạt được.Theo lời kể của Lương y trong lần tôi đến lấy thêm thuốc thì số bệnh nhân sử dụng bài thuốc đã khỏi hẳn đạt 40% còn 60% thì duy trì tình trạng khỏi bệnh được 2 đến 3 năm.Những người bị tái phát sau 2,3 năm thường là do yếu tố cơ địa,do không kiêng khem được trong cuộc sống và sinh hoạt.Với những trường hợp như vậy chỉ cần dùng tiếp một liệu trình nữa là cho kết quả tốt.Lương y cũng cho biết thêm khi điều trị có kết quả tốt người bệnh thường có tâm lí chủ quan dừng thuốc dẫn đến bệnh có nguy cơ tái phát.Kiên trì và nhẫn nại là hai từ mà Lương y khuyên với tất cả những người mắc căn bệnh này.


Tôi không biết có nằm trong số 40% người bệnh kia hay không vì mới chữa khỏi được hơn một năm nhưng kết quả hiện tại cũng là quá tốt với tôi rồiNghĩ lại ám ảnh kinh hoàng ngày trước tôi thực hiện chế độ kiêng khem tuyệt đối theo lời chỉ dẫn của Lương y tránh cho bệnh quay trở lại.

Như đã nói ở trên sở dĩ tôi phải trăn trở suy nghĩ nhiều khi viết lại câu chuyện này là vì tôi sợ những lời dị nghị của những người khác khi chữa bệnh không hiệu quả bằng bài thuốc này. Nhưng tôi tin rằng những ai đã từng đi chữa bằng thuốc nam chắc cũng hiệu rằng thuốc có thể hợp với người này nhưng chưa chắc đã hợp với người kia.Mong các anh chị hiểu cho tấm chân tình của tôi,người đã từng rất khổ sở như các anh chị hiện nay.Chúc các anh chị có thật nhiều nghị lực và tâm trạng lạc quan để chống chọi với căn bệnh này.


                                                                                  Thu Huyền


Thời gian qua ban biên tập Bacsivaynen.com nhận được rất nhiều ý kiến của bạn đọc gần xa về bài thuốc của Lương y Nguyễn Văn Tuấn.Nhằm giúp quý vị có thêm thông tin tham khảo để chữa bệnh chúng tôi xin công bố số điện thoại và địa chỉ của Lương y Nguyễn Văn Tuấn để quý vị tiện liên hệ:0934498286,Hiện chị đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đông y Việt Nam Số 3 Ngõ 25 Nguyễn Chí Thanh - Ba Đình - Hà Nội

CHỮA VẨY NẾN BẰNG BÀI THUỐC CỦA LƯƠNG Y VIỆT NGA

Tôi được giới thiệu ở Hà Nội có bác sĩ Nga có bài thuốc đông y chữa bệnh vẩy nến rất hiệu quả. Tôi đã tìm hiểu thông tin và thấy có nhiều người chữa khỏi ở đó, tôi muốn được nghe thêm những chia sẻ của các bạn đã từng chữa để có thêm niềm tin chữa bệnh. Ai đã từng chữa ở đó và kết quả ra sao xin cho tôi và mọi người ít kinh nghiệm. Chúc mọi người sức khỏe và bình an.

TRÀ XANH HỖ TRỢ TRỊ BỆNH VẨY NẾN RẤT TỐT

Các nhà khoa học trường đại học Georgia đã phát hiện ra rằng trà xanh có thể chữa những bệnh về da như gàu, vảy nến hay bệnh lupus.


Tinh chất trà xanh hòa với nước sẽ giúp làm chậm sự phát triển các triệu chứng của bệnh vẩy nến.
TRÀ XANH HỖ TRỢ TRỊ BỆNH VẨY NẾN RẤT TỐT
Trà xanh là loại thuốc tốt
Trà xanh cũng làm chậm sự sản xuất các tế bào da bằng cách điều chỉnh lại hoạt động của enzyme caspase 14, caspase 14 có liên quan đến quá trình tái tạo da.

Đối với vẩy nến và một số bệnh về da khác, tế bào da thường sinh sôi nảy nở một cách không kiểm soát được, làm cho da dày hơn, xù xì và giống như vảy cá.

Vì vậy, các nhà khoa học khuyên rằng việc tắm bằng nước trà xanh có thể giúp chữa được những bệnh về da, rất an toàn và không tốn kém.

1.Trà xanh chứa ít caffeine
Mặc dù trà xanh có chứa caffeine, nó vẫn chứa ít hơn nhiều hơn so với cà phê và trà đen. Điều này có nghĩa là nó sẽ không gây ra tác dụng tương tự như cà phê và trà đen như: buồn nôn, mất ngủ hoặc đi tiểu thường xuyên.

2.Điều trị hệ thống miễn dịch và giảm cân
Khi hệ thống miễn dịch không hoạt động bình thường, bạn sẽ cần đến sự hỗ trợ của trà xanh. Trong việc giảm cân, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống trà xanh sẽ giúp kiềm chế sự thèm ăn tốt hơn nhiều so với các loại thuốc. Nó cũng giúp nâng cao tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể và điều này sẽ giúp cơ thể đốt cháy chất béo với một tốc độ nhanh hơn rất nhiều.

3.Trà xanh ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư
Nghiên cứu về trà xanh cũng đã chỉ ra rằng nó ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, đó là lý do tại sao trà xanh được coi như là một biện pháp phòng ngừa chống lại các loại ung thư khác nhau, đặc biệt là ung thư thực quản.

4.Trà xanh có thể được sử dụng như là một sự trợ giúp cho sắc đẹp
Trà xanh còn được coi là "viện trợ" cho sắc đẹp của chị em bằng cách đơn giản là lấy nước trà xanh rửa mặt hoặc bã trà xanh đắp lên mắt để xóa đi những nét mệt mỏi trên da và quanh vùng mắt. Trà xanh cũng đã chứng minh là một biện pháp khắc phục hiệu quả đối với làn da bị cháy nắng và là một chất sát khuẩn cho các vết xước nhỏ rất tốt, có thể giảm nhiễm trùng.

Trà xanh còn là một nguồn tự nhiên của chất chống oxy hóa và có ý nghĩa tích cực đối với hầu hết các bộ phận của cơ thể.

BỆNH VẨY NẾN PHẦN HỒNG LÀ GÌ?

Chẩn đoán bệnh vảy nến phấn hồng: Dựa vào vị trí 1/2 người phía trên, tổn thương có tính chất đám mẹ, đám con, đám mẹ hình tròn vài cm đường kính, màu đỏ hồng có viền vảy ở xung quanh, ở giữa hơi nhăn màu nhạt hơn. các đám con 1cm đường kính dạng sẩn mày đay, ban đỏ, hơi có vảy. 


Vẩy phấn hồng thường được các bác sĩ chuyên khoa Da Liễu chẩn đoán xác định nhanh chóng dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu lúc bệnh mới khởi phát, vẩy phấn hồng cần được chẩn đoán phân biệt với một số bệnh ngoài da khác như: lang ben, nấm da, chàm, vẩy nến, giang mai II. Một số trường hợp phải cần đến các phương pháp cận lâm sàng như xét nghiệm huyết học, sinh thiết sang thương da... để xác định chẩn đoán bệnh vảy nến phấn hồng.
BỆNH VẨY NẾN PHẦN HỒNG LÀ GÌ?
Vẩy nến phấn hồng
Cần chẩn đoán phân biệt với:

-Nấm da

- Viêm da da dầu: viêm da da dầu tổn thương thường có đỏ da, vảy mỡ ở vùng mặt, ngực, lưng..

- Giang mai 2: tổn thương là đào ban, sẩn giang mai, mảng niêm mạc không ngứa, không đau, xét nghiệm huyết thanh giang mai (+).

- ban mày đay.

- Vảy nến thể chấm giọt

- Viêm da liên cầu

Điều trị bệnh vảy nến phấn hồng:
Trong đa số các trường hợp, vẩy phấn hồng sẽ tự khỏi bệnh sau 4-8 tuần không cần phải dùng thuốc. Việc điều trị chủ yếu là kiểm soát triệu chứng ngứa. Các thuốc kháng virus(acyclovir, famciclovir) hay kháng sinh (erythromycin) có thể rút ngắn thời gian kéo dài của vẩy phấn hồng xuống 1-2 tuần. Nếu bệnh nhân ngứa nhiều, bác sĩ điều trị có thể dùng thêm:

Kem, pommade có Steroid : Elomet, Flucinar, Diprosone, Dermovate, Lorinden…giúp giảm ngứa và sang thương bớt đỏ.

Xà phòng có hắc ín, salicylic acid làm bong vẩy: Polytar bar, SASTID bar.

Thuốc kháng histamines : Cetirizine (Zyrtec) ,Fexofenadine (Allegra, Telfast) Diphenhydramine (Benadryl), Chlorpheniramine (Chlor-Trimeton), Clemastine (Tavist) , Loratadine (Claritin).

Quang trị liệu: Chiếu tia cực tím UVB vào sang thương da.
Để giảm cảm giác khó chịu, bệnh nhân đươc khuyên nên tắm nước ấm với dung dịch Calamine và tránh các hoạt động thể lực gây mồ hôi nhiều, nghỉ ngơi trong điều kiện nhiệt độ mát và thông khí tốt.

Điều trị triệu chứng là chính. Điều trị mạnh tại chỗ là không cần thiết. Tránh kích thích bởi tắm nóng, xà phòng và quần áo len. Để chống da khô, tránh kích thích có thể dùng cream corticoid.

Chiếu tia cực tím liều dưới đỏ da. Những cas nặng tốt nhất là chiếu UVA được coi là hiệu quả nhất.
Bôi dung dịch Rivanol 1 %o có thể cho kết quả tốt. Có tác giả còn cho uống cả Rivanol.

Uống kháng histamin tổng hợp, nếu cần cho uống một đợt corticoid. Bệnh có thể tự lành không cần điều trị. Nếu ngứa nhiều thì dùng thuốc kháng Histamin, an thần.

Nếu xác định có nguyên nhân gây bệnh bệnh vảy nến phấn hồng thì điều trị theo nguyên nhân.

Biến chứng bệnh vảy nến phấn hồng.
- Vẩy phấn hồng có thể gây ngứa nhiều, đặc biệt khi thân nhiệt bệnh nhân quá nóng.

- Các hồng ban có thể khỏi hoàn toàn không để lại dấu vết. Tuy nhiên nếu da bệnh nhân sâm màu, tại các vị trí của sang thương mất đi có thể còn lưu lại các đốm nâu.

BỆNH VẨY NẾN CÓ BỊ LÂY KHÔNG ?



Ai dễ mắc, có di truyền?
Bệnh vảy nến biểu hiện trên da bằng các mảng đỏ có giới hạn rõ và đóng vảy. Khi đè lên thì màu đỏ này biến mất. Các mảng đỏ từ vài cm đến hàng chục cm, có phủ vảy màu trắng đục mà khi cạo ra thì nó rớt vụn giống như sáp đèn cầy. Các thương tổn này được phân bổ đối xứng ở rìa chân tóc, da đầu, cùi chỏ, đầu gối, vùng xương cụt. Bệnh không đau, có thể có ngứa với mức độ ít nhiều tùy theo từng người

BỆNH VẨY NẾN CÓ BỊ LÂY KHÔNG ?
Bệnh vẩy nến
Trong trường hợp nặng, bệnh có thể gây hư móng, đau khớp, biến dạng khớp, nổi mủ từng vùng hoặc toàn thân và làm cả người bị đỏ da không hồi phục.

Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi (từ trẻ sơ sinh đến các cụ già với tỷ lệ nam và nữ ngang nhau). Bệnh này có tính di truyền, nếu trong gia đình chỉ có hoặc cha hoặc mẹ bị thì khoảng 8% con sẽ mắc bệnh, còn nếu cả cha và mẹ cùng bị vảy nến thì tần suất các con mắc bệnh là 41%.

Bệnh không lây, nhưng chữa không hết
Yếu tố miễn dịch được cho là nguyên nhân chính gây ra bệnh vảy nến. Thêm vào đó, yếu tố di truyền, các bất thường về sinh hóa, chấn thương tâm lý, thuốc… cũng là các yếu tố gây khởi phát, tái phát hoặc làm bệnh nặng thêm. Bệnh này không lây lan. Nhưng các yếu tố làm bệnh nặng hơn là nhiễm liên cầu trùng, nhiễm siêu vi trùng, stress, chấn thương tâm lý…

Do nguyên nhân sinh bệnh phức tạp, vảy nến là một trong những bệnh về da khó chữa hết hẳn. Việc tái phát bệnh thường gây chán nản trong tâm lý người bệnh. Việc trị liệu chỉ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp thuyên giảm các biểu hiện ngoài da, giảm nguy cơ dẫn đến các biến chứng nặng nề, khó chữa như tổn thương khớp, vảy nến mủ hoặc bệnh cảnh đỏ da toàn thân.

Việc phòng bệnh nhằm giúp ngăn chặn sự trầm trọng của bệnh hơn là ngăn bệnh không xảy đến với mình. Biết cách chế ngự stress, giữ cho sức khỏe tốt, trị vảy nến ngay từ khi thương tổn da còn ít theo các hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa là những việc làm mang lại hiệu quả tốt.

Bệnh nhân phải hiểu được tinh thần sống chung với bệnh, rèn luyện thể lực, vui chơi giải trí lành mạnh, ăn uống đầy đủ dưỡng chất vì người có bệnh thường bị mất đạm qua lượng vảy tróc ra hằng ngày. Chỉ dùng thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc, không được tự trị lấy!

BS Võ Thị Bạch Sương

THUỐC GÌ TRỊ BỆNH VẨY NẾN

Nếu có bệnh vẩy nến nặng hay đó là khả năng kháng các loại điều trị, bác sĩ có thể kê toa thuốc uống hoặc tiêm. Bởi vì các tác dụng phụ nghiêm trọng, một số trong những thuốc được sử dụng trong thời gian chỉ ngắn gọn về thời gian và có thể được xen kẽ với các hình thức điều trị khác.
Retinoids. Liên quan đến vitamin A, nhóm thuốc này có thể làm giảm việc sản xuất các tế bào da nếu có bệnh vẩy nến nặng mà không đáp ứng với liệu pháp khác. Các dấu hiệu và triệu chứng thường trở lại khi ngưng điều trị, tuy nhiên. Các tác dụng phụ có thể bao gồm khô da và niêm mạc, ngứa và rụng tóc. Và bởi vì retinoids như acitretin (Soriatane) có thể gây dị tật bẩm sinh nặng, phụ nữ phải tránh thai trong vòng ít nhất ba năm sau khi uống thuốc.
THUỐC GÌ TRỊ BỆNH VẨY NẾN
Vẩy nến ở tay
Methotrexate. Loại uống, methotrexate giúp bệnh vẩy nến bằng cách giảm sản xuất của các tế bào da và viêm. Nó cũng có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh viêm khớp vẩy nến ở một số người. Methotrexate thường được dung nạp tốt với liều lượng thấp, nhưng có thể gây ra đau bụng, chán ăn và mệt mỏi. Khi được sử dụng trong thời gian dài nó có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm tổn thương gan nặng và giảm sản xuất của các tế bào máu trắng, hồng cầu và tiểu cầu.

Cyclosporine. Cyclosporine ngăn chặn hệ miễn dịch và hiệu quả cũng tương tự như methotrexate. Giống như các thuốc ức chế miễn dịch khác, cyclosporine làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm cả ung thư. Cyclosporine cũng làm cho dễ bị bệnh về thận và huyết áp cao - tăng nguy cơ với liều lượng cao hơn và điều trị dài hạn.

Hydroxyurea. Thuốc này không có hiệu quả như cyclosporin hoặc methotrexate, nhưng không giống như các loại thuốc mạnh hơn nó có thể được kết hợp với đèn chiếu. Tác dụng phụ có thể bao gồm thiếu máu, giảm tế bào bạch cầu và tiểu cầu. Nó không nên dùng cho phụ nữ có thai hoặc dự định có thai.

Immunomodulator (Biologics). Thuốc immunomodulator, một số được phê duyệt để điều trị bệnh vẩy nến trung bình đến nặng. Chúng bao gồm alefacept (Amevive), etanercept (Enbrel), infliximab (Remicade) và ustekinumab (Stelara). Các thuốc này được cho bởi truyền tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da và thường được sử dụng cho những người đã không đáp ứng với liệu pháp truyền thống hoặc người có liên quan đến viêm khớp vẩy nến. Biologics làm việc bằng cách chặn các tương tác giữa hệ thống tế bào miễn dịch nhất định. Mặc dù nó có nguồn gốc từ các nguồn tự nhiên hơn là những hóa chất, chúng phải được dùng thận trọng vì chúng có tác động mạnh đến hệ thống miễn dịch và có thể gây nhiễm trùng đe dọa cuộc sống.

Điều trị xem xét

Mặc dù các bác sĩ chọn phương pháp điều trị dựa vào loại và mức độ nghiêm trọng của bệnh vẩy nến và các vùng da bị ảnh hưởng, các phương pháp truyền thống bắt đầu với các phương pháp điều trị ôn hòa nhất - các loại kem và liệu pháp ánh sáng cực tím (đèn chiếu) - sau đó tiến đến mạnh mẽ hơn nếu cần thiết. Mục đích là để tìm cách hiệu quả nhất để làm chậm phát triển bệnh với các tác dụng phụ ít nhất có thể.

Mặc dù một loạt các tùy chọn, có hiệu quả điều trị bệnh vẩy nến có thể được thử thách. Căn bệnh này là không thể đoán trước, đi qua các chu kỳ của cải tiến và làm xấu có vẻ ngẫu nhiên. Ảnh hưởng của phương pháp điều trị bệnh vẩy nến cũng có thể được đoán trước, những gì làm việc tốt cho một người có thể không hiệu quả cho người khác. Làn da cũng có thể trở nên kháng với phương pháp điều trị khác nhau theo thời gian, và phương pháp điều trị bệnh vẩy nến mạnh nhất có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng.

Nói chuyện với bác sĩ về các tùy chọn, đặc biệt là nếu không cải thiện sau khi sử dụng điều trị đặc biệt hoặc nếu đang gặp tác dụng phụ khó chịu. Có thể điều chỉnh kế hoạch điều trị hoặc thay đổi cách tiếp cận để đảm bảo kiểm soát tốt nhất có thể các triệu chứng.


TÌM HIỂU BỆNH VẨY NẾN VỚI PGS.TS PHẠM VĂN HIỂN

Chương trình với sự tham gia của PGS.TS Phạm Văn Hiển – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung Ương. Quý vị quan tâm có thể theo dõi trực tuyến và tham gia giao lưu bằng cách đặt câu hỏi ngay từ bây giờ TẠI ĐÂY.

Đọc Thêm : Bệnh vẩy nến
TÌM HIỂU BỆNH VẨY NẾN VỚI PGS.TS PHẠM VĂN HIỂN

PGS.TS Phạm Văn Hiển. Nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu
Trung Ương- Chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Da liễu.

Thương tổn da và ngứa là biểu hiện thường gặp và điển hình của bệnh vẩy nến, đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ, khiến bệnh nhân tự ti, ngại giao tiếp. Bà Nguyễn Thị Sâm (ở Tân Yên, Bắc Giang) bị vẩy nến thể giọt, toàn thân bà, trừ lòng bàn tay, bàn chân và mặt là không bị, còn lại đỏ rực; các nốt này làm bà Sâm luôn ngứa ngáy, khó chịu và tự ti, mặc cảm vô cùng: “Suốt ngày tôi phải mặc quần áo dài, dù vào mùa hè, thời tiết nóng nực đến mấy. Chẳng bao giờ tôi dám đi du lịch hay tắm biển, địa phương có hội hè gì cũng không dám tham gia. Tôi bán hàng ăn uống nên càng ngượng. Lúc bị nặng quá, tôi phải nghỉ làm để trông cháu. Thế cũng chưa hết, đi trông cháu thì chỉ sợ lây sang con cháu nên cái gì cũng phải dùng riêng… Mỗi lần tắm gội, nhìn cơ thể chi chít những nốt đỏ rực, ngứa ngáy, tôi lại cảm thấy chán chường, chỉ nghĩ muốn đi đâu thật xa để không ai biết đến mình, khỏi phải khổ con cháu” - bà Sâm chia sẻ.

Vẩy nến là bệnh tự miễn, tuy nhiên, dưới tác động của các yếu tố: stress, nhiễm khuẩn, chấn thương cơ học, vật lý, rối loạn nội tiết, thuốc tây y... có thể kích thích bệnh tái phát hoặc nặng hơn. Bệnh nhân thường thấy xuất hiện thương tổn trên da, hay gặp nhất là những mảng đỏ có vẩy trắng dày phủ trên bề mặt, nhiều lớp xếp chồng lên nhau, khi bong giống như sáp nến, đường kính từ 1- 20 cm, thường ở các vùng tì đè như: khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cùng, mông. Bệnh nhân còn có thể bị sốt, mệt mỏi, căng đau, ngứa ngáy ở vùng da bị bệnh. Những thương tổn trên da và cảm giác ngứa, bứt rứt, khó chịu,… làm giảm chất lượng sống của người bệnh.

Hiện nay, mặc dù đã có những nghiên cứu về nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị giảm ngứa, tổn thương da ở bệnh vẩy nến nhưng hiệu quả vẫn còn nhiều hạn chế, tần suất tái phát khá cao. Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân vẫn còn khá tự ti, ngại giao tiếp với những người xung quanh do tổn thương trên da của bệnh.

Vì vậy, vấn đề cấp bách hiện nay là cần nâng cao sự hiểu biết cho cộng đồng về căn bệnh này. Các chuyên gia khuyến cáo, để tăng hiệu quả điều trị, bệnh nhân mắc vẩy nến cần giữ tâm lý luôn được thoải mái, lạc quan, hạn chế một số đồ uống kích thích như: rượu, cà phê hoặc hút thuốc lá, kết hợp với một số thuốc bôi ngoài da theo chỉ định của bác sĩ .

Ngay bây giờ, để được chuyên gia đầu ngành tư vấn, giải đáp thắc mắc về phương pháp điều trị giảm ngứa và tổn thương da ở bệnh vẩy nến, quý vị có thể tham gia chương trình giao lưu trực tuyến hoặc đặt câu hỏi TẠI ĐÂY.
Thanh Hòa